ClockChủ Nhật, 22/04/2018 11:01

Tạo thị trường lao động cạnh tranh

TTH - Thực ra, sự chuyển dịch lao động trên địa bàn tỉnh không phải bây giờ mới có mà đã hình thành từ hàng chục năm nay. Có điều, khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, quy mô kinh tế chưa lớn thì điều này không rõ lắm. Còn bây giờ, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ phát triển mạnh, thu hút một lượng lao động lớn thì điều này diễn ra mạnh mẽ. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này ở các ngành dệt may, ngân hàng và dịch vụ thương mại.

Đối thoại với người lao động khu công nghiệpThị trường xuất khẩu lao động đa dạng và rộng mởLao động phổ thông dễ kiếm việc làmĐừng chỉ trách người lao động

Một trung tâm dịch vụ thương mại khá lớn đang được xây dựng ở Huế. Khi công trình dần đi vào hoàn thiện cũng đồng thời công tác tuyển dụng nhân sự ở các vị trí công việc diễn ra. Đi nhiều nơi trên đường phố Huế, chúng ta dễ dàng bắt gặp những biển thông báo tuyển dụng lao động cho trung tâm thương mại này. Qua những thông tin không chính thức, có không ít nhân sự đã từng làm việc cho các trung tâm thương mại khác hoặc từng làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thương mại đã "đầu quân” về đây.

Khi có thị trường lao động thì sự chuyển dịch lao động là chuyện bình thường. Điều đáng nói là khi quy mô thị trường càng lớn, càng có nhiều sự lựa chọn cho người lao động. Trong thị trường này, những lao động có kỹ năng cao, có kinh nghiệm trong một chuyên ngành nào đó sẽ có nhiều lợi thế.

Trong ngành dệt may, với hơn 50 nhà máy đang hoạt động trên địa bàn và có xu hướng nhiều nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, điều này ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm mới sẽ kích thích cho một sự chuyển dịch lao động từ nơi này sang nơi khác.

Để thu hút những lao động có kỹ năng cao, bao giờ cơ sở sản xuất, dịch vụ ra đời sau cũng tạo một điều kiện làm việc, môi trường lao động, lương bổng ít nhất là ngang mặt bằng chung hoặc cao hơn. Như vậy, chúng ta có thể thấy, khi thị trường lao động phát triển ở quy mô đủ lớn, chính nó là động lực cho người lao động hoàn thiện kỹ năng làm việc. Một sự tác động qua lại như vậy sẽ ngày càng nâng cao mặt bằng chung kỹ năng làm việc của người lao động lên một mức cao hơn. Từ đó sẽ làm cho năng suất lao động cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, tạo sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Về phía người lao động, họ cũng có nhiều sự lựa chọn nên cái gọi là “chèn ép” người lao động cũng ít hơn. Đó là cái lợi của một thị trường nguồn nhân lực phát triển, cạnh tranh.

Tôi có một người quen mới tốt nghiệp đại học kinh tế kế toán, vừa vượt qua kỳ thi tuyển dụng và làm việc ở một ngân hàng tại TP. Huế. Em kể, khi được nhận vào, em đã ký một hợp đồng lao động với thời gian 4 tháng, với mức lương cụ thể. Trong hợp đồng có một mục thỏa thuận là trong thời gian 4 tháng đó, nếu tự ý bỏ việc sẽ phải đền hợp đồng lao động. Trước đây, thường một người đi tìm kiếm việc làm, gọi là đi “xin việc”. Khái niệm này mang tính chất bao cấp, có vẻ như người lao động hoàn toàn yếu thế. Còn nay, cách nhìn nhận đã khác. Qua câu chuyện vừa kể, chúng ta thấy rằng, nơi tuyển dụng lao động cũng rất mong muốn sự ổn định nguồn nhân lực, một khi nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì sao có được điều này? Là vì thị trường lao động ở lĩnh vực ngân hàng khá phát triển, đòi hỏi cao một lượng nhân lực lao động.

Đã nói đến thị trường, bất cứ thị trường gì thì nó cũng có một cơ chế tự điều chỉnh theo qui luật cung cầu và giá cả. Tuy nhiên ở đây vẫn có vai trò điều tiết của Nhà nước bằng các định hướng và thông qua chính sách. Nhà nước phải tạo ra môi trường và các chính sách đảm bảo cho thị trường lao động phát triển. Nhất thiết phải thống kê và biết được sự chuyển dịch lao động của một nền kinh tế, một ngành diễn ra như thế nào, mới có cơ chế chính sách đúng để tác động. Có như thế nền kinh tế mới trở nên năng động.

LÊ NGUYỄN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Return to top