Chia sẻ nguồn tư liệu di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn tại Pháp

Chia sẻ nguồn tư liệu di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn tại Pháp

Hai bên đã trao đổi hợp tác nghiên cứu về việc bảo tồn những di sản văn hóa, những tài liệu nghiên cứu; phối hợp tìm kiếm, chia sẻ nguồn tư liệu liên quan đến di sản văn hóa Huế và triều Nguyễn đang được lưu giữ, bảo quản tại Pháp
Vết tích phố thợ nhuộm

Phố Đông Hội được thành lập trên phần đất của làng Thế Lại, Lạc Nô, nằm phía tây phố Thanh Hà mới (đã có từ thế kỷ 18). Năm Minh Mệnh thứ 18, phố Đông Hội được thành lập.

Vết tích phố thợ nhuộm
Làng đôi

Diêm Trường và Phụng Chánh là hai trong số 67 tên làng quê đầu tiên của Thừa Thiên Huế xuất hiện trong cuốn sách cổ xưa nhất do tiến sĩ Dương Văn An hiệu đính, viết về vùng đất này là “Ô Châu cận lục”.

Làng đôi
Thêm một tư liệu liên quan đến Hội Quảng Tri – Huế

Tháng 12/2015, Tạp chí Sông Hương Đặc biệt số 19 tổ chức giới thiệu chuyên đề “Hội Quảng Tri, một địa chỉ văn hóa quý hiếm của Huế”, cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến Hội Quảng Tri - Huế (còn gọi là Hội quán Quảng Tri, Nhà Đại chúng) qua sách báo và các bài viết của một số nhà nghiên cứu Huế, để các cấp thẩm quyền có cơ sở suy xét, đưa ra những quyết định hợp lòng dân.

Thêm một tư liệu liên quan đến Hội Quảng Tri – Huế
Để Phú Bài mãi lưu ấn tượng đẹp

(TTH) - Nhiều lần được đến sân bay Phú Bài, vui vì sự đổi thay, phát triển của sân bay quê hương, nhưng cũng có những tồn tại có thể khắc phục không mấy khó khăn. Mạo muội phản ánh mấy lời để sân bay Phú Bài luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đi -đến...

Để Phú Bài mãi lưu ấn tượng đẹp
Bia đá “Đông Gia Kiều” qua nhật ký nghiên cứu Huế

(TTH) - Sinh ra và lớn lên ở Cố đô Huế, một thành phố bảo tàng còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ gắn với di sản, qua nhiều lần khảo sát thực địa, tôi thấy người xưa khi xây dựng công trình đều xem xét rất kỹ phong thủy địa lý, đó là mối quan hệ giữa công trình với thiên nhiên và mối quan hệ xã hội đương thời.

Bia đá “Đông Gia Kiều” qua nhật ký nghiên cứu Huế
Những “hạt sạn” trong ca Huế

(TTH) - Ai cũng nhận thấy và vui mừng là ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên ngày càng đến được nhiều với công chúng. Tuy nhiên, một số tiết mục ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên mà chúng tôi có dịp xem, đọc cần được trao đổi lại.

Những “hạt sạn” trong ca Huế
Những di tích quí hiếm ở làng Dương Xuân Bắc – bài 2: Dấu tích, hiện vật “Phương Thốn Thảo đường”

(TTH) - Ông Nguyễn Hữu Toàn (59 tuổi, cán bộ Phòng Giáo dục huyện Hương Trà), có thân phụ là ông Nguyễn Đăng Phụng, ông nội là Nguyễn Đăng Thu và ông cố là Nguyễn Đăng Mẫn. Chính ông Nguyễn Đăng Mẫn là một người “quản gia” của phủ Tùng Thiện công. Tùng Thiện công từng bảo ông Mẫn hoặc chọn đất vườn ở quanh phần mộ của bà Thục Tần ở Dương Xuân (thượng) hay về coi sóc 12 mẫu ruộng thờ ở Dương Xuân (Bắc).

Những di tích quí hiếm ở làng Dương Xuân Bắc – bài 2 Dấu tích, hiện vật “Phương Thốn Thảo đường”
Những di tích quí hiếm mới được phát hiện ở làng Dương Xuân Bắc - Bài 1: Khả năng tìm được tông tích Đại tư mã Ngô Văn Sở

(TTH) - Làng Dương Xuân ở phía Bắc phòng thành Huế được thành lập vào thế kỷ 18, tạm gọi làng Dương Xuân Bắc, để phân biệt làng Dương Xuân Thượng, Dương Xuân Hạ ở Nam sông Hương. Gần đây chúng tôi phát hiện một số di tích lịch sử quí hiếm, xin công bố để mong được sự góp ý của các nhà nghiên cứu.

Những di tích quí hiếm mới được phát hiện ở làng Dương Xuân Bắc - Bài 1 Khả năng tìm được tông tích Đại tư mã Ngô Văn Sở
Thạch thần tướng quân miếu ở Huế

(TTH) - Thạch thần tướng quân miếu là ngôi miếu cổ, nằm ngay góc ngã tư đường Phùng Hưng và Nhật Lệ (TP Huế), phía đông nam, địa chỉ số 2 đường Nhật Lệ (TP Huế). Dân sở tại có người cho biết, miếu thờ Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, có người nói miếu thờ Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt. Do miếu đã được trùng tu năm 1968 bằng xi măng cốt thép nên khó giám định. Khi chưa có điều kiện tra cứu thư tịch và vào trong miếu nghiên cứu, chúng tôi vẫn nghiêng về hướng miếu này thờ Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt vì phát hiện dấu vết gạch bìa cuối Lê đầu Nguyễn ở di tích này.

Thạch thần tướng quân miếu ở Huế
Một bà phi của vua Lê Thánh Tông ở xứ Thuận Hóa

(TTH) - Ngày nay về làng Thanh Thủy Chánh (Thủy Thanh, Hương Thủy) những bậc cao niên vẫn truyền kể cho nhau nghe câu chuyện về một bà phi được thờ phụng trong làng. Bà chính là Hồng Thái Phi Phạm Thị Ngọc Chân, một bà phi ở đất Thuận Hóa của vua Lê Thánh Tông ít được chính sử nhắc đến.

Một bà phi của vua Lê Thánh Tông ở xứ Thuận Hóa
Mấy ý kiến cùng tác giả bài báo “Vài điều trong các bài viết về cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”

(TTH) - Trong dịp tuyên truyền kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 – 01/01/2014), với lòng kính trọng và cảm phục tài năng đức độ của nhà hoạt động cách mạng, vị tướng của nhân dân, người con kiệt xuất của quê hương Thừa Thiên Huế, tôi đã viết một bài báo lấy tựa đề “Từ Nguyễn Vịnh đến Nguyễn Chí Thanh”, được đăng liên tiếp 4 kỳ trên báo Thừa Thiên Huế, từ số 5924 ra ngày 21/12 đến số 5927 ra ngày 25/12/2013. Bài viết này cũng được in trên Sông Hương số đặc biệt tháng 12/2013. Nội dung chủ yếu là dựng lại một phần cuộc đời hoạt động sôi nổi của đồng chí Nguyễn Vịnh về giai đoạn trước Cách mạng tháng 8-1945 cho tới khi ông tham dự Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương và Đại hội Quốc dân ở Tân Trào, được Trung ương cử về làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ với cái tên mới là Nguyễn Chí Thanh.

Mấy ý kiến cùng tác giả bài báo “Vài điều trong các bài viết về cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”
Đời vua trước làm sai, đời vua sau sửa chữa

(TTH) - Tại nhà thờ Tả quân Lê Văn Duyệt ở Phú Mộng, phường Kim Long, (TP Huế). còn một số tài liệu, đặc biệt là chế vua Duy Tân ban cho ngài Lê Văn Duyệt ngày 15 tháng 9 năm Duy Tân thứ 6 (1915) treo ở gian giữa nhà thờ và ba văn bản gồm: Sắc vua Khải Định chuẩn cho cháu của ông Lê Văn Duyệt là ông Lê Văn Dương được tập ấm, tước là Ân kỵ úy, trật Tòng lục phẩm - Ngày 22 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (1918); Binh bộ phụng mệnh cấp bằng Chư quân Cai đội tòng bổn bộ sai phái ngộ khuyết đề bổ cho ông Lê Văn Diễn (Ngày mồng 8 tháng giêng, Tự Đức năm đầu 1848); Binh bộ phụng mệnh cấp bằng Chư quân Cai đội chuẩn tại Thị dưỡng cho ông Lê Văn Diễn (Ngày mồng 10 tháng giêng Tự Đức năm đầu (1848))

Đời vua trước làm sai, đời vua sau sửa chữa
Đất trời xứ Huế nhớ Thi ông

(TTH) - Ngồi ở bến sông, trước chùa Thiên Mụ, ngó qua bờ sông đối diện thì làng Nguyệt Biều (Thủy Biều, TP Huế) như thu vào mắt trọn vẹn. Thú vị hơn khi làng quê xanh mướt hiền hòa ôm chân đồi Long Thọ thấp và gần, Thương Sơn cao mà xa, làm nên một bức tranh toàn cảnh phảng phất hồn Thi ông Thương Sơn.

Đất trời xứ Huế nhớ Thi ông
Bắc, Nam trường đình xưa ở đâu?

(TTH) - Gần đây, giới nghiên cứu Huế có ý kiến nên phục dựng hai công trình kiến trúc độc đáo, dựng vào thời vua Minh Mạng, đó là Bắc trường đình và Nam trường đình. Đại Nam thực lục chính biên từng chép : “Nay sắc sai dựng Nam, Bắc trường đình để làm chỗ đưa đón tiễn tặng thì xin đặt Nam trường đình ở phía nam cầu An Cựu, đặt Bắc trường đình ở phía bắc cầu Hương Trà, ngoài cửa tây bắc Kinh thành: Cả hai đều phải rộng rãi cao lớn, xung quanh đình nên trồng nhiều cây dương liễu, để phù hợp với ý cổ nhân… Vua chuẩn y lời bàn ấy, sai phủ Thừa Thiên thuê dân làm”. (Quốc Sử quán, quyển 152, bản dịch, tập 4, trang 648). Nam, Bắc trường đình hiện nay đã biến mất. Thế thì vị trí của hai phế tích này ở đâu?

Bắc, Nam trường đình xưa ở đâu
Return to top