ClockThứ Năm, 26/11/2020 09:26

11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng đại học châu Á 2021

Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR) đã công bố kết quả bảng xếp hạng đại học châu Á 2021.

Đại học Huế tăng thứ hạng trong bảng xếp hạng QS Asia 2021Ưu tiên đầu tư cho các trường đại học đã được thế giới và khu vực xếp hạngĐại học Việt Nam sẽ được gắn sao để xếp hạng đối sánh chất lượngBước tiến của Đại học Huế trên bảng xếp hạng quốc tếCác cơ sở giáo dục ĐH tại Huế tăng bậc trong xếp hạng Webometrics

Cổng trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: HUST

Theo đó, 11 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam góp mặt trong Bảng xếp hạng này, gồm: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (vị trí 158), Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 160), Trường Đại học Tôn Đức Thắng (vị trí 163), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 301-350, Trường Đại học Duy Tân trong nhóm 351-400, Trường Đại học Đà Nẵng và Trường Đại học Huế trong nhóm 401-500; Trường Đại học Cần Thơ trong nhóm 451-500; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong nhóm 551-600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 601+.

Trong đó, ba trường đại học lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng này là: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

QS AUR 2021 xếp hạng cho 634 cơ sở giáo dục đại học thuộc châu Á, trong đó, có 93 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên tham gia xếp hạng. Kết quả xếp hạng này lấy dữ liệu từ 1,6 triệu đề cử của học giả và 310 nghìn đề cử của nhà tuyển dụng, thu thập được 102.500 phản hồi của học giả và 52.000 nhà tuyển dụng toàn cầu, phân tích 138 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2014-2019) từ 18 triệu bài báo (trong giai đoạn 2014-2018).

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2021 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: Đánh giá của học giả; Đánh giá của nhà tuyển dụng; Tỷ lệ giảng viên/sinh viên; Tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sĩ; Số bài báo khoa học/giảng viên; Tỷ lệ trích dẫn/bài báo khoa học; Mạng lưới nghiên cứu quốc tế; Tỷ lệ giảng viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên quốc tế; Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi và Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi.

Trong bảng xếp hạng QS châu Á năm nay, Singapore tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với 2 cơ sở giáo dục đại học NUS (National University of Singapore - hạng 1 châu Á; hạng 11 thế giới) và NTU (Nanyang Technological University Singapore - hạng 3 châu Á; hạng 13 thế giới). Ngoài ra, trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia có nhiều cơ sở giáo dục đại học trong top 50 nhất với 5 cơ sở giáo dục, trong đó, Đại học Malaya (Malaya University) có thứ hạng tốt nhất, thứ 9 châu Á (hạng 59 thế giới). Sau Malaysia, Thái Lan với 21 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng (trong đó 2 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong top 50). Philippines có 14 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng. Indonesia có 30 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

TIN MỚI

Return to top