ClockThứ Ba, 03/05/2016 22:00

IMF: Các nền kinh tế châu Á sẽ chiếm phần lớn tăng trưởng toàn cầu

TTH - Phát biểu trong một tuyên bố hôm 3/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, các nền kinh tế châu Á đã chịu tác động bởi sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng vẫn sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tăng trưởng kinh tế của toàn cầu.

Cảng container Pasir Panjang PSA, Singapore. Ảnh: Portstrategy

“Châu Á bị ảnh hưởng bởi sự phục hồi còn yếu của kinh tế thế giới và sự tái cân bằng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa ở đa số các quốc gia khu vực vẫn còn khá mạnh”, theo Giám đốc châu Á-Thái Bình Dương của IMF Changyong Rhee.

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến tăng trưởng mạnh ở mức 5,3% trong năm nay, chiếm gần 2/3 tăng trưởng toàn cầu, IMF cho biết trong Báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực của mình.

IMF dự báo Ấn Độ sẽ tiếp tục là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới và tăng trưởng 7,5% trong năm nay, cũng như năm tiếp theo bởi lợi ích từ việc giá dầu giảm. Năm ngoái, nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,3%.

Bên cạnh đó, IMF cũng hy vọng Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm 2016, giảm từ 6,7% hồi năm ngoái.

Ngoài ra, ở các nước khác như Philippines và Malaysia, nhu cầu trong nước có khả năng phục hồi nhanh. Dự kiến ​​tăng trưởng của Malaysia giảm xuống 4,4% trong năm nay từ mức 5% năm 2015 và nền kinh tế Philippines sẽ tăng trưởng 6% năm nay từ mức 5,8% trong năm ngoái.

LÊ THẢO (Lược dịch từ CNBC & IMF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024
Return to top