ClockThứ Năm, 24/02/2022 09:45

Khuyến khích nhận biến động số dư qua App để giảm phí SMS Banking

Thời gian qua, nhiều khách hàng “tá hỏa” vì nhận được tin nhắn trên điện thoại di động thông báo tài khoản ngân hàng bị trừ phí dịch vụ SMS gấp 5 - 7 lần so với trước.

Ngân hàng khuyến cáo khách hàng hủy dịch vụVì sao lại 3,5 triệu đồng mà không phải 5 triệu đồng?Nhiều chính sách tài chính giúp doanh nghiệp vượt khóNgân hàng vẫn còn dư địa để giảm lãi suất?Ngân hàng BIDV hỗ trợ tỉnh 500 triệu đồng phòng chống dịch COVID-19Giảm phí giao dịch ngân hàng điện tử: Thông điệp “ở nhà cùng bạn”Miễn giảm phí ngân hàng, kích cầu thanh toán không dùng tiền mặt

Chị N.P.Ngọc, phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết: “Nhận được thông báo từ VCB trừ tiền phí dịch vụ 55.000 đồng cho 56 tin nhắn nhận trong tháng 1/2022, tôi ngỡ ngàng. Sau khi tìm hiểu, tôi mới biết ngân hàng đã thay đổi phí dịch vụ từ tháng 1/2022. Nếu khách hàng không đồng ý nhận tin nhắn với biểu phí này có thể hủy sử dụng dịch vụ nhắn tin báo tự động SMS về số điện thoại theo cú pháp gửi tổng đài 6167”. 

Tương tự trên Facebook, Zalo...nhiều chủ tài khoản chia sẻ bị trừ tiền từ 11.000 - 77.000 đồng/tháng. Những người bán hàng online, nhận tiền từ thiện…có nhiều tài khoản sử dụng cùng một số điện thoại, phí dịch vụ SMS báo về có khi lên đến 143.000 đồng/tháng.

Theo biểu phí của VCB, từ đầu năm 2022, ngân hàng dụng biểu phí lũy tiến theo số lượng tin nhắn thay vì mức 10.000 đồng/tháng như trước. Theo đó, nếu nhận dưới 20 tin nhắn, phí 10.000 đồng/tháng/số điện thoại; từ 20 tin đến dưới 50 là 25.000 đồng; từ 50 đến dưới 100 tin nhắn là 50.000 đồng; từ 100 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng. Mức phí này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%. Tương tự, BIDV thay đổi biểu phí từ mức 9.000 đồng/tháng cố định thành 9.000 đồng với 0 -15 SMS; 30.000 đồng với 16 - 50 tin nhắn; 55.000 đồng với 51 – 100 tin nhắn và 70.000 đồng với 101 SMS trở lên.

Trong xu hướng miễn phí dịch vụ ngân hàng để thu hút khách hàng, gia tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn (Casa) với chi phí thấp, ngân hàng MB khuyến khích khách hàng chuyển sang nhận biến động số dư qua App MBBank thay vì qua SMS Banking như trước. Với xu hướng này, người dùng không còn phải bận tâm về phí dịch vụ SMS Banking. Tại MB, khách hàng đã có thể chủ động đăng ký nhận biến động số dư trên App MBBank mà không phải ra quầy, nhanh chóng, tiện lợi với mức phí 0 đồng, không giới hạn số lần biến động số dư.

“Trường hợp khách không đồng ý nhận tin nhắn SMS Banking có thể soạn tin nhắn để hủy dịch vụ và chuyển sang sử dụng dịch vụ thông báo số dư qua OTT (dịch vụ OTT Alert) miễn phí. Dịch vụ OTT vẫn hỗ trợ thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ, nhắc lịch trả nợ định kỳ, các thông tin dịch vụ, các chương trình ưu đãi và nhiều thông tin khác từ VCB trên ứng dụng VCB Digibank”, đại diện VCB cho biết.

TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho biết: Các ngân hàng đang chuyển hướng mạnh sang khuyến khích các khách hàng sử dụng kênh ngân hàng số để giảm chi phí tin nhắn và giảm rủi ro tin nhắn mạo danh. “Trước đây, các ngân hàng thường thông qua tin nhắn dịch vụ ngân hàng để thông báo biến động số dư cho khách hàng. Cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Sau nhiều lần kiến nghị nhà mạng viễn thông giảm cước phí không được, nhiều ngân hàng đã chuyển sang thông báo số dư qua App ngân hàng. Đây cũng là một giải pháp để giảm được chi phí cho người dân”, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết.

Theo lời khuyên của giới chuyên gia ngân hàng, SMS Banking là dịch vụ ngân hàng thông qua tin nhắn SMS, giúp khách hàng theo dõi số dư tài khoản và theo dõi chi tiêu thẻ tức thì, nhận thông báo tiền gốc và lãi vay từ ngân hàng. Nếu khách hàng huỷ dịch vụ SMS Banking thì nên đăng ký dịch vụ OTT thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ, nhắc lịch trả nợ định kỳ, các thông tin dịch vụ, các chương trình ưu đãi nổi bật … mà không mất phí.

OTT là hình thức thông báo (notification) qua ứng dụng (App) của ngân hàng. Chỉ cần kết nối Internet, người dùng có thể nhận được thông báo qua OTT mọi lúc, mọi nơi, không phụ thuộc vào biên giới, không phụ thuộc vào sóng điện thoại.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top