ClockThứ Sáu, 25/09/2015 15:32

Lợi ích từ rừng ngập mặn

TTH - Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, việc trồng rừng ngập mặn tại vùng đầm phá ven biển là một trong những giải pháp tối ưu góp phần thích ứng và hạn chế tác động của BĐKH và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tích cực trồng rừng ngập mặn ở vùng đầm phá, ven biển

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 26,8 ha rừng ngập mặn tự nhiên. Trong đó tập trung ở 3 vùng chủ yếu: đầm Lập An, Bù Lu, cửa Tư Hiền (Phú Lộc) với các loài mắm, trang, vẹt; Tân Mỹ (Phú Vang) chủ yếu là cây bần; Rú Chá ở Hương Phong (Hương Trà) chủ yếu cây giá. Thời gian qua, thông qua các chương trình, dự án, một số khu vực ở vùng đầm phá, ven biển như Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc đã được trồng mới thêm 5ha rừng ngập mặn tập trung và 20ha rừng ngập mặn phân tán. Việc trồng phục hồi và phát triển thêm diện tích rừng ngập mặn đã và đang góp phần tạo các vành đai xanh bảo vệ ven biển, ven phá Tam Giang - Cầu Hai. Để phục vụ cây giống ngập mặn đạt tiêu chuẩn, thời gian qua, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh đã nghiên cứu và sản xuất thành công hơn 30 nghìn cây các loài như: đước, vẹt, bần, sú, mắm…, đảm bảo thích nghi, có tỷ lệ sống cao với môi trường vùng ven biển, đầm phá của Thừa Thiên Huế.

Rừng ngập mặn được ví như một tấm bình phong bảo vệ cho cộng đồng trước các thiên tai, đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ các tuyến đê bao ngăn mặn, đường giao thông xung yếu, các vùng dễ bị xói lỡ. Nhiều người dân ở xã Hương Phong (Hương Trà) cho biết, thấy được lợi ích thiết thực và to lớn của rừng ngập mặn, nhiều người dân tích cực tham gia trồng rừng theo dự án, trồng phân tán ở các ao hồ. Chính nhờ trồng cây ngập mặn trong các ao thủy sản đã giúp họ mở rộng được thêm diện tích ao nuôi, thả thêm nhiều con giống, thức ăn, nên năng suất và sản lượng tăng lên, đem lại nguồn thu khá cao.
Với lợi ích và tiềm năng rừng ngập mặn đem lại, kế hoạch giai đoạn 2015- 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến trồng khoảng 200 ha rừng ngập mặn và 1 triệu cây ngập mặn phân tán trong các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ao hồ nuôi trồng thủy sản, góp phần giúp người dân hạn chế, thích ứng với BĐKH.
Một khi những diện tích rừng ngập mặn được trồng phát triển tốt sẽ mở ra nhiều hướng phát triển mới cho địa phương, cộng đồng dân cư và cả hệ thống cảnh quan môi trường quanh khu vực. Theo quan sát và đánh giá của người dân sở tại, khi thủy triều lên ở một số vùng rừng ngập mặn, họ phát hiện thấy nhiều loài tôm, cua, cá vào trú ngụ và kiếm ăn trong rừng. Chính vì thế, nếu diện tích rừng ngập mặn được phủ xanh, những khu vực ven biển, đầm phá sẽ trở thành những bãi giống, bãi đẻ cho các loài thủy sản, góp phần phục hồi, bảo vệ tính đa dạng sinh học, giúp người nuôi trồng thủy sản có thể phá triển theo hướng nuôi sinh thái bền vững.
Những năm gần đây, một số tour du lịch sinh thái trên vùng đầm phá đã được khởi động. Bên cạnh tham quan, thưởng ngoạn và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đầm phá, du khách còn có thể tham quan, nghiên cứu những khu rừng ngập mặn và trải nghiệm cùng với người dân những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, tận hưởng môi trường sống trong lành và thú vị, không kém những miền quê sông nước ở vùng đồng bằng Nam bộ.
Bài, ảnh: H. Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục

Ngày 26/4, Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục EQuest và Trường đại học Phú Xuân tổ chức lễ chào mừng Ngày SHTT thế giới với chủ đề “SHTT và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo”. Tham dự sự kiện có ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục SHTT. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Sự kiện còn thu hút gần 60 đại biểu quốc tế.

Lan tỏa văn hóa tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ trong giáo dục
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top