ClockThứ Ba, 20/10/2020 14:17

Đổi mới công nghệ ở Đồng Lâm

TTH - 5 năm đi vào vận hành, Xi măng Đồng Lâm không ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế, nhất là đổi mới công nghệ (ĐMCN) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Công ty CP Xi măng Đồng Lâm: Chăm lo người lao độngXi măng Đồng Lâm: Sản xuất xanh vì sự phát triển bền vững

Đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất tại xi măng Đồng Lâm

Tăng năng lực sản xuất

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và Đồng Lâm nói riêng luôn cần đến những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản trị nhân sự, tài chính, đầu tư...

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển và Dịch vụ kỹ thuật Nhà máy Xi măng Đồng Lâm chia sẻ, thời gian qua, Đồng Lâm luôn chú trọng những giải pháp công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản trị nhân sự, tài chính, đầu tư.

Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, ĐMCN sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng dịch vụ; tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, việc lựa chọn công nghệ nghiền xi măng ở Đồng Lâm rất quan trọng, phải đáp ứng tối đa các yêu cầu chất lượng của mọi đối tượng khách hàng. Mỗi thời điểm, mỗi nhà máy sẽ có công nghệ nghiền khác nhau, mỗi công nghệ nghiền có các đặc điểm khác nhau, một số tính chất sản phẩm liên quan cũng có sự khác nhau.

Ngay từ đầu Đồng Lâm đã lựa chọn công nghệ nghiền đứng và đúng như mong đợi là sản phẩm sản xuất có chất lượng tốt và đáp ứng được đa số khách hàng. Tuy nhiên, quá trình sử dụng của khách hàng là rất đa dạng, nhiều hạng mục công trình khác nhau, cách thức sử dụng cũng khác nhau…nên một số trường hợp, xi măng nghiền với công nghệ nghiền bi sẽ thích hợp hơn.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, nhà máy đã đầu tư bổ sung công nghệ nghiền bi nghiền xi măng. Theo đó, đến nay nhà máy đã đầu tư và bổ sung cả 2 công nghệ nghiền, đáp tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

Hướng đến khách hàng

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, điển hình ĐMCN tại Đồng Lâm là công tác đóng bao xuất hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm và khách hàng. Trong khi công đoạn này có hoạt động sản xuất phức tạp, công nhân làm việc vất vã, liên tục trong môi trường thiết bị có bụi. Công việc điều phối, xếp tài, giao nhận lên phương tiện cũng khá phức tạp.

Để nâng cao tự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao động, thuận tiện trong giao nhận, Đồng Lâm đã thực hiện đầu tư, ĐMCN một số hạng mục, đầu tiên phải kể đến là hệ thống nạp và đóng bao tự động do hãng Haver & Boecker của Đức cung cấp.

Việc lấy vỏ bao từ khay đựng nạp vào vòi phun và đóng bao xuất ra phương tiện là hoàn toàn tự động. Công nhân chỉ bố trí vỏ bao lên khay và giám sát dây chuyền thiết bị. Việc đầu tư, ĐMCN này góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất xuất hàng, vỏ bao xi măng thẩm mỹ hơn.

Kế tiếp đó là đầu tư hệ thống xuất hàng tự động với giải pháp tự động hóa trong quy trình xuất nhập hàng, cho phép việc giao nhận được xử lý tự động qua tất cả các khâu. Hệ thống giao nhận là một chuỗi khép kín các nghiệp vụ được xử lý tự động từ lúc xe vào nhà máy đăng ký nhận hàng đến khi rời nhà máy.

Việc xử lý thông tin đơn hàng hoàn toàn số hóa và liên kết dữ liệu ở tất cả các khâu. Phần mềm quản lý xuất nhập hàng còn tích hợp chức năng cân xe nhập và xuất hàng là giải pháp tích hợp cung cấp công cụ quản lý các đơn vị thuê ngoài về vận tải; chức năng thống kê báo cáo phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý cũng là điểm đáng lưu ý của hệ thống.

Nhờ ứng dụng hệ thống quản lý xuất nhập hàng này, nhà máy đã kiểm soát chính xác sản lượng xuất hàng, tiết kiệm thời gian và nhân lực xử lý thông tin đơn hàng, và đặc biệt cung cấp cho các bộ phận chức năng công cụ báo cáo sản lượng chính xác, kịp thời, góp phần nâng cao việc quản lý điều hành của các bộ phận chức năng công ty.

Việc xuất xi măng rời cũng được chú trọng đầu tư, ĐMCN. Trước đây, việc xuất xi măng rời chủ yếu kiểm soát trọng lượng đơn hàng do nhân viên vận hành điều chỉnh thông qua các thông số vận hành. Với dây chuyền sản xuất mới lắp đặt, Đồng Lâm đã đầu tư hệ thống xuất xi măng rời hoàn toàn tự động kết hợp với hệ thống tự động hóa trong qui trình giao nhận hàng hóa nêu trên từ khi xe vào cổng, qua cầu cân đến nhập khối lượng đơn hàng và xuất hàng. Khối lượng đơn hàng xuất chính xác, ổn định, không phụ thuộc vào công nhân vận hành như trước đây.

Đối với dây chuyền sản xuất clinker, mặc dù được chú trọng đầu tư từ đầu hệ thống buồng đốt calciner tiên tiến TTF, có tính năng vận hành khử NOx giảm phát thải, tuy nhiên, không dừng lại ở đó mà thời gian qua nhà máy còn tiếp tục đầu tư bổ sung hệ thống khử NOx góp phần chủ động hơn nữa trong giải pháp xử lý, nâng cao khả năng xử lý giảm hàm lượng NOX.

Nhiều sự thay đổi công nghệ khác đã được nhà máy quan tâm đầu tư, cải tiến như bổ sung hệ thống sàng lọc, đập nhỏ laterite nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý nguyên liệu laterite có kích cỡ lớn; đầu tư các hệ thống tiếp nhận, định lượng cho các nguyên liệu phụ gia khoáng khác nhau, bổ sung thêm cấu tử nguyên liệu, linh động trong sản xuất.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

TIN MỚI

Return to top