ClockThứ Hai, 20/03/2023 06:08

Phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu ở Phong Điền

TTH - Cùng với những nơi khác, Phong Điền được đánh giá là vùng thổ nhưỡng giàu tiềm năng để phát triển, trồng mới một số loài cây dược liệu. Song song đó là mở rộng, thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư chế biến sâu từ nguồn tài nguyên dược liệu này.

Hướng mở từ cây dược liệu trên vùng đất khóQuy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệuChọn loài và vùng trồng dược liệu theo hướng sản phẩm hàng hóa chủ lực

leftcenterrightdel
Trồng cây dược liệu dưới tán rừng là một trong những mô hình để phục hồi, phát triển vùng dược liệu ở Phong Điền 

Phục hồi, phát triển

Huyện Phong Điền có tổng diện tích tự nhiên 95.081ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 80.512ha. Để tăng giá trị và vị thế của các sản phẩm trồng trọt, những năm qua, các địa phương phát triển trồng một số loại cây lâu năm, cây hàng năm, nhất là cây dược liệu nhằm phục hồi, phát huy tiềm năng, thế mạnh đặc trưng của từng vùng, miền, góp phần làm đa dạng và phong phú các loại cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phong Điền cho rằng, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như truyền thống canh tác, Phong Điền rất có tiềm năng để phục hồi, phát triển các vùng dược liệu phù hợp với một số loài cây chủ lực.

Trên địa bàn huyện Phong Điền hiện có khoảng 183ha cây dược liệu. Trong đó, cây tràm dược liệu khoảng 95ha; cây sả, cây nghệ 20ha; atiso 55ha... Ngoài phát triển các nhóm cây dược liệu chủ lực này, chính quyền địa phương đang mời gọi, nghiên cứu để phát triển thêm một số mô hình trồng và loài dược liệu mới phù hợp với đặc điểm từng vùng. Điển hình vừa qua, dự án "Trường Sơn Xanh" đã viện trợ không hoàn lại triển khai trồng cây dược liệu tại 7 huyện, thị xã, trong đó có Phong Điền.

Kỳ vọng của dự án về mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn nếu được nhân rộng sẽ đem lại nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị, góp phần phát triển sinh kế và cung cấp sản phẩm dược liệu quý phục vụ nghiên cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân; đồng thời giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng.

Các "nhà" cùng vào cuộc

Nhiều ý kiến cho rằng, muốn xây dựng phát triển cây dược liệu có quy mô lẫn nhu cầu tiêu thụ cần chiến lược, lộ trình phát triển vùng nguyên liệu bài bản, đảm bảo bền vững. Muốn vậy, các ngành chuyên môn, địa phương và DN cần "bắt tay" nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng. Trong đó, DN là cánh tay nối dài trong việc kế thừa thành quả nghiên cứu khoa học, để xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến, từng bước hình thành vùng cây dược liệu phát triển ổn định và bền vững, nhằm bảo tồn giá trị y học, nâng cao giá trị kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hiện trên địa bàn huyện Phong Điền có 17 cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu tràm, dầu sả và tinh bột nghệ. Trong đó có một số cơ sở đầu tư quy mô về công nghệ sản xuất như Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công Thành với công suất 25 tấn lá/ngày, yêu cầu vùng nguyên liệu 130ha. Từ năm 2018, Công ty TNHH MTV SX tinh dầu Hoa Nén đã phối hợp với Ban quản lý Dự án Trường Sơn Xanh tiến hành đầu tư, tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân, phục hồi được 5ha cây tràm gió nguyên sinh và trồng mới 10ha cây tràm gió tại xã Phong Hiền theo quy trình VietGap.

Qua khảo sát, sản lượng bình quân hàng năm tại các cơ sở sản xuất, chế biến khoảng 12.000 lít tinh dầu tràm và dầu sả, 1.600kg tinh bột nghệ. Với diện tích hiện nay khoảng 183ha không đủ để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở hoạt động thường xuyên. Để hình thành và phát triển vùng sản xuất gắn với tiêu thụ cây dược liệu tập trung trên địa bàn huyện, trở thành cây trồng hàng hóa, phát triển các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu, tận dụng tối đa quỹ đất hiện có, huyện Phong Điền chỉ đạo các địa phương quy hoạch vùng trồng, mở rộng diện tích trồng mới và trồng dặm khoảng 15ha/năm. Rà soát diện tích vùng cát nội đồng để khôi phục lại diện tích tràm gió tự nhiên và phát triển mở rộng khoảng 60ha.

Hiện nay, Ban quản lý Rừng phòng hộ sông Bồ đã trồng thử nghiệm 5ha quế ở xã Phong Xuân, cây đang sinh trưởng phát triển tốt. Dự kiến trong năm nay, huyện sẽ bố trí trồng khoảng 20ha quế ở xã Phong Sơn, 6ha cây mắc ca ở xã Phong Mỹ. Qua theo dõi khả năng thích ứng sẽ tăng diện tích vào những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

TIN MỚI

Return to top