ClockThứ Năm, 25/06/2020 17:49

9 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I năm 2020

TTH.VN - Ngày 25/6, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I năm 2020.

Hợp tác xã kiểu mớiChương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Lúng túng, chậm tiến độChọn cửa hàng Công ty TNHH Thiên Hương làm điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOPChuẩn hóa OCOPOCOP là tử tế

Sau hội nghị, có 6 sản phẩm được các thành viên trong hội đồng thống nhất chấm điểm đạt 3-4 sao trở lên.

Đợt 1 năm 2020, có 9 sản phẩm của 9 chủ thể thuộc 4 huyện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP với 9 bộ hồ sơ và sản phẩm tham gia dự thi thuộc. Các nhóm và phân nhóm sản phẩm gồm ngành thực phẩm 6 sản phẩm; ngành đồ uống 1 sản phẩm; ngành vải, may mặc 1 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí 1 sản phẩm.

Qua 3 ngày làm việc, căn cứ vào hồ sơ và sản phẩm mẫu, các Bộ tiêu chí phù hợp với sản phẩm và các quy định có liên quan, Tổ giúp việc đã hoàn thành công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP đợt 1, năm 2020 với 9 sản phẩm đã được đánh giá báo cáo trước Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh vào ngày 25/6.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá từng sản phẩm theo các nội dung chấm điểm của Bộ tiêu chí Quốc gia. Sau hội nghị, có 6 sản phẩm được các thành viên trong hội đồng thống nhất chấm điểm đạt 3-4 sao trở lên.

UBND tỉnh yêu cầu Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh tăng cường hướng dẫn các chủ thể kinh tế thực hiện đúng và đủ hồ sơ tham gia đánh giá, xếp hạng. Đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá xếp hạng cấp tỉnh, các chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã, nhãn hiệu để thể hiện được tiêu chuẩn vừa được Hội đồng cấp tỉnh công nhận.

Tin, ảnh: Hà Nguyên

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top