ClockThứ Hai, 15/06/2020 14:05

Đưa công nghệ mới vào sản xuất hàng lưu niệm

TTH - Từ sản xuất thủ công số lượng ít, giá thành cao khó cạnh tranh, gần đây, nhiều cơ sở sản xuất hàng lưu niệm và quà tặng (LN&QT) trên địa bàn TP. Huế đã đầu tư máy móc, đưa công nghệ mới vào sản xuất, tạo sản phẩm tinh xảo.

Xây dựng thương hiệu cho hàng lưu niệm và đặc sảnCơ giới hóa sản xuất hàng lưu niệm, quà tặngPhát triển hàng lưu niệm và quà tặng Huế

Nghệ nhân Nguyễn Phùng Sơn với công nghệ đúc mẫu chảy

Hơn 25 năm gắn bó với nghề đúc đồng, ông Nguyễn Phùng Sơn, chủ cơ sở Đúc Đồng Nguyễn Phùng Sơn (đường Huyền Trân Công Chúa, phường Phường Đúc) quyết định chuyển hướng từ đúc các sản phẩm truyền thống như chuông, tượng đồng kích cỡ lớn sang làm hàng LN&QT phục vụ khách du lịch.

Để có chỗ đứng trên thị trường, cơ sở đầu tư dây chuyền máy móc, đồng thời áp dụng công nghệ đúc mẫu chảy, tạo sản phẩm như chuông nhỏ, các biểu tượng văn hóa, danh nhân, nhà yêu nước của Huế…với kích cỡ nhỏ, phù hợp phục vụ dịch vụ làm quà lưu niệm.

Theo ông Nguyễn Phùng Sơn, công nghệ đúc mẫu chảy có nhiều ưu điểm, đó là chất lượng sản phẩm tốt, giữ được độ chính xác và tinh xảo của sản phẩm, giảm chi phí tiêu hao nguyên liệu làm khuôn vì sáp được thu hồi tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước khi đưa nguyên liệu vào khuôn, cơ sở tạo hình trên máy vi tính, in bằng công nghệ 3D nên có thể điều chỉnh hình mẫu theo kích cỡ phù hợp. Quá trình tạo sản phẩm tiết kiệm nhân công nên giá thành thấp, đồng thời sản phẩm có chất lượng đồng đều và không bị lỗi.

Chuẩn bị cho Festival Huế 2020 và đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho các điểm bán hàng lưu niệm trong và ngoài tỉnh, hiện cơ sở tập trung sản xuất các mặt hàng LN&QT như tượng cụ Phan Bội Châu, súng thần công, tượng Bác Hồ, các danh nhân và danh lam thắng cảnh Huế, Việt Nam với số lượng trên 1.000 sản phẩm/tháng.

Làng nghề đúc đồng ở Phường Đúc và Thủy Xuân hiện có gần 70 cơ sở đang hoạt động. Trong đó, chỉ có một vài cơ sở ứng dụng công nghệ đúc mẫu chảy để sản xuất hàng LN&QT, còn lại sử dụng công nghệ đúc khuôn cát thủ công nên năng suất thấp, giá thành cao, rất khó cạnh tranh. Sắp tới, thành phố sẽ tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đầu tư công nghệ và cải tiến mẫu nhằm vận động các cơ sở trang bị máy móc, chuyển dần từ sản xuất thủ công sang dây chuyền hiện đại để sản xuất hàng LN&QT phục vụ thị trường du lịch.

Cùng với đúc đồng, hiện nhiều cơ sở trên địa bàn TP. Huế đã đầu tư công nghệ, máy móc vào sản xuất hàng LN&QT, như thêu áo dài bằng công nghệ 3D của Công ty TNHH Thêu may Đoan Trang, sản xuất pháp lam ở Công ty Pháp lam Thái Hưng, mây tre đan của Công ty Tre Việt… Từ đó, các sản phẩm đã tạo được dấu ấn trong lòng du khách, khẳng định được thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, Huế có đội ngũ thiết kế có tiềm năng, từ các nghệ nhân, thợ thủ công đến sinh viên các trường đại học. Đồng thời triển khai phổ biến, hướng dẫn vận động các cơ sở sản xuất triển khai đăng ký sử dụng con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra nét riêng, điểm chấm phá độc đáo tôn vinh sản phẩm “made in Huế”.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

TIN MỚI

Return to top