ClockThứ Năm, 22/08/2019 20:24

Cắt tỉa cây xanh: giảm bóng mát nhưng hạn chế rủi ro mùa mưa bão

TTH.VN - Trong khi người dân tỏ ra bất ngờ, lo lắng trước việc cắt tỉa cây xanh trong thời điểm nắng nóng sẽ làm giảm đi bóng mát, ngược lại đơn vị chuyên chăm sóc, bảo vệ canh xanh cho rằng việc này nằm trong kế hoạch, đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Sẽ trồng cây xanh trên đường Hùng Vương một cách bài bản, khoa họcBảo vệ cây phượng cổ thụ bên chân cầu Trường TiềnHuế sẽ khác biệt khi là đô thị xanhLá phổi xanh giữa lòng thành phố

Việc cắt tỉa cây xanh vào thời điểm nắng nóng nhưng đổi lại sẽ giảm được nhiều rủi ro vào mùa mưa bão hoặc thời tiết bất thường

Những ngày này, cùng với sự hỗ trợ của xe và trang thiết bị chuyên dụng, các công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Huế đang rảo khắp một số tuyến đường trung tâm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… để tiến hành việc cắt tỉa. Hầu hết những hàng cây trên các tuyến đường này là cây cổ thụ, có tuổi đời hàng chục năm, với hệ thống nhánh cây cao, nặng tán và có khả năng gãy đổ rất cao.

Để cắt tỉa được những cây cao lớn, tán rộng như vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế gần như huy động nhiều xe cẩu chuyên dụng để có thể hạ từng nhánh, cành, vừa đảm bảo an toàn cho người đi đường, cũng như thẩm mỹ đô thị. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết còn nắng nóng, việc cắt tỉa cây xanh cũng gặp không ít thắc mắc của người dân, người đi đường vì cho rằng chưa cần thiết, cần giữ lại để tạo bóng mát.

Chứng kiến hàng cây xanh phía đầu đường Nguyễn Huệ bị cắt tỉa cành trong thời điểm này, anh Nguyễn Công Trực (TP. Huế) tỏ ra tiếc nuối, lo lắng và đặt câu hỏi có cần thiết phải cắt ngọn cây che phủ bóng mát những ngày nóng oi bức như vậy. “Chưa năm nào thời tiết Huế nóng oi bức như năm nay, ngay cả thời điểm này vẫn còn nực, vì thế việc cắt tỉa cây xanh cần dời lui một thời gian nữa sẽ hợp lý hơn”, ông Trực, nói.

Cũng như ông Trực, nhiều người dân khác cho rằng, việc cắt tỉa cây xanh cần tính toán, làm sao đảm bảo bóng mát, nhất là vào những thời điểm thời tiết nắng nóng bất thường như năm nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Quy – Trưởng phòng Kỹ thuật – Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho rằng, việc cắt tỉa này không phải là “ngẫu hứng” mà nằm trong công việc thường xuyên của đơn vị, làm sao đảm bảo được bóng mát nhưng đảm bảo an toàn cho người dân, khu công cộng.

Trước những thắc mắc của người dân về việc cắt tỉa cây xanh làm hạn chế bóng mát trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, ông Quy cho rằng, đã tính toán rất kỹ, thay vì thời điểm này đã cơ bản hoàn thiện việc cắt ngọn, tỉa cành trước mùa mưa bão nhưng vì thời gian qua nắng nóng nên việc này phải dời lại đến bây giờ. “Nếu thời điểm này không cắt tỉa, hạ độ cao sẽ không kịp, đến khi có mưa bão vô cùng nguy hiểm” – ông Quy nói và dẫn chứng chỉ hơn 10 ngày trước với một cơn mưa kèm gió nhẹ nhưng một loạt cây xanh đã gãy đổ. Đa số các loại cây được cắt tỉa như phượng đỏ, phượng vàng, nhạc ngựa, xà cừ, bồ đề…

Cùng với việc cắt tỉa, thời điểm này các công nhân cũng khảo sát, rà soát các cây nguy hiểm, sâu mục, nặng tán để xử lý kịp thời và tăng cường gia cố chằng, chống cây hạn chế xảy ra tình trạng như bật gốc cây, cây nghiêng, gãy đổ... khi có mưa bão.

Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế Lê Như Chinh cho biết, đây là thời điểm ráo riết nhất trong việc cắt cành, nhánh có nguy cơ gãy đổ cao trước mùa mưa bão. Tất nhiên, không phải đụng đâu cắt đó, mà quá trình cắt luôn đảm bảo kỹ thuật để sau này cây có thể phát triển, tạo tán tốt nhất. Việc cắt tỉa cây được tiến hành từ khu vực bên trong nội thành, ra đến bên ngoài nội thành. Tổng số cây xanh cắt tỉa đợt này là hơn 2.500 cây.

“Mọi việc đang phải khẩn trương bởi thời tiết thay đổi, chỉ cần một trận mưa lớn hoặc lốc xoáy thì không biết chuyện gì xảy ra. Khi trời nắng thì cho bóng mát, nhưng ngược lại vào mùa mưa có thể gãy đổ lúc nào không ai hay”, ông Chinh nói và khẳng định, việc cắt tỉa cây xanh xong trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn cho người dân, đô thị.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Thời tiết ngày 16 5 Mưa dông nhiều nơi trên cả nước
Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng với mùi vị đặc trưng từ lâu đã là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng và sinh lợi nhất của Thái Lan. Tuy nhiên, một đợt nắng nóng khủng khiếp đang bao trùm Đông Nam Á đã khiến sản lượng sần riêng giảm trong khi chi phí lại tăng vọt, khiến những nông dân trồng sầu riêng và thương nhân ở Thái Lan ngày càng lo ngại khi hiện tượng nóng lên toàn cầu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành này.

Ngành sầu riêng Thái Lan thất thu vì nắng nóng gay gắt

TIN MỚI

Return to top