ClockChủ Nhật, 04/02/2018 11:32

Ngành sản xuất châu Á đón niềm vui đầu năm mới

TTH - Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất của nhiều quốc gia khu vực châu Á vừa đón nhận những tín hiệu lạc quan trong tháng đầu tiên của năm 2018.

Châu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương TâyADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”Lấp lỗ hổng cơ sở hạ tầng châu Á:Cần chiến lược đúng hướng

Khởi sắc

Theo báo cáo của hãng thông tấn Nikkei (Nhật Bản) ngày 1/2, chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong gần 4 năm, khi tăng lên 54,8 điểm vào tháng 1, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014, từ mức 54 điểm hồi tháng 12/2017.

Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến Việt Nam lạc quan về hoạt động kinh doanh năm 2018. Ảnh: en.nhandan

Ông Joe Hayes, nhà kinh tế học của Công ty cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cho biết: "Những cơ hội kinh doanh mới tăng với mức mạnh nhất trong nhiều năm, hỗ trợ sự gia tăng sản lượng nhanh nhất kể từ tháng 2/2014".

"Các doanh nghiệp dường như lấy được sự tự tin từ bối cảnh nền kinh tế mạnh mẽ như các dữ liệu chính thức đã miêu tả, với sự lạc quan tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng. Đổi lại, điều này hỗ trợ tốc độ tạo việc làm nhanh", ông Hayes nói thêm.

Tiếp đó, chỉ số PMI sản xuất của Myanmar cho thấy sự tăng trưởng mạnh nhất trong 8 tháng. Chỉ số này tăng lên 51,7 điểm trong tháng 1 từ mức 51,1 trong tháng trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2017.

Nhìn nhận về sự mở rộng này, chuyên gia kinh tế Sian Jones thuộc IHS Markit cho hay: "Sự tăng trưởng gần đây nhất được hỗ trợ bởi sự mở rộng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới và mức tăng sản lượng nhanh hơn. Mặc dù nhu cầu của khách hàng mạnh mẽ hơn và sự mở rộng theo kế hoạch sang các thị trường mới”.

Chỉ số PMI sản xuất của Hàn Quốc mở rộng trở lại vào tháng 1/2018, đảo ngược với sự sụt giảm nhẹ trong tháng cuối cùng của năm 2017. Chỉ số hoạt động kinh doanh điều chỉnh theo mùa đứng ở mức 50,7 vào tháng 1, tăng so với mức 49,9 trong tháng 12.

Nhà kinh tế học Joe Hayes của IHS Markit nhận định: "Sản lượng tăng nhẹ trong bối cảnh nhu cầu mạnh mẽ hơn từ cả khách hàng trong và ngoài nước, nhất là ở Australia và khu vực châu Á”.

Đi cùng với xu hướng này, chỉ số PMI sản xuất của Thái Lan tăng lên tháng thứ 3 liên tiếp vào tháng 1 vừa qua, cho thấy các điều kiện được cải thiện trong ngành này. Trong đó, chỉ số hoạt động kinh doanh điều chỉnh theo mùa ở mức 50,6 vào tháng 1, tăng so với mức 50,4 trong tháng 12.

"Đà tăng trưởng tích cực trong nền kinh tế sản xuất của Thái Lan được nhìn thấy vào cuối năm ngoái đang tiếp tục kéo dài đến năm 2018. Các cuộc khảo sát PMI mới nhất vẽ nên một bức tranh kinh tế tích cực chung, cho thấy rằng hiện không cần kích thích tiền tệ bổ sung", Bernard Aw, chuyên gia kinh tế của IHS Markit cho biết.

PMI Việt Nam đạt mức cao của 9 tháng

Đáng chú ý, cũng trong tháng 1 vừa qua, chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam đạt mức cao của 9 tháng, tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2017, cho thấy các điều kiện vững chắc trong ngành sản xuất. Chỉ số hoạt động kinh doanh điều chỉnh theo mùa đứng ở mức 53,4 vào tháng 1, tăng so với mức 52,5 trong tháng 12/2017.

Theo đó, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam khởi đầu năm 2018 một cách thuận lợi với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng mạnh hơn, góp phần giúp các điều kiện hoạt động được cải thiện với mức đáng kể nhất từ tháng 4/2017.

Các nhà sản xuất ở Việt Nam kỳ vọng nhu cầu khách hàng tiếp tục mở rộng trong năm 2018, sẽ tiếp tục hỗ trợ mức độ lạc quan về tăng trưởng sản xuất. Mức độ lạc quan gần như tương đương với mức của tháng 12/2017. Thêm vào đó, đầu tư nước ngoài tăng và các kế hoạch mở rộng kinh doanh cũng được cho là những nhân tố chính dẫn đến sự tăng trưởng của sản lượng.

Ông Andrew Harker, Phó Giám đốc của IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát nhìn nhận: “Sau khi kinh tế tổng thể tăng trưởng trong năm 2017, tháng đầu tiên của năm 2018 tiếp tục có những dấu hiệu đáng khích lệ đối với lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng nhanh hơn trong bối cảnh nhu cầu tăng. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP (nay đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP) được đưa trở lại chương trình nghị sự, giúp nhiều người lạc quan rằng, lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay".

Ngoài ra, áp lực lạm pháp gia tăng, với chi phí đầu vào tăng ở mức độ cao nhất trong lịch sử khảo sát cũng góp phần chứng minh rằng, tăng trưởng mạnh trên toàn cầu đang tạo áp lực lên chuỗi cung ứng của ngành sản xuất, làm tăng chi phí nguyên vật liệu, Phó Giám đốc IHS Markit nói thêm.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, IHS Markit, Reuters & Financial Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Return to top