ClockThứ Tư, 15/08/2018 14:47

Ngoại trưởng Anh thăm 4 nước châu Âu gỡ bế tắc đàm phán Brexit

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt hôm qua (14/8) bắt đầu chuyến thăm 3 ngày tới Phần Lan, Latvia, Đan Mạch và Hà Lan để thảo luận về quan hệ của Vương quốc Anh với các đối tác châu Âu sau khi nước này rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).

“Nguy cơ Brexit không thoả thuận hiện là cao nhất”Trọng tâm của cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng AnhCông ty dược phẩm Pháp dự trữ thuốc đề phòng thỏa thuận Brexit thất bạiPháp, Đức kêu gọi ổn định ngân sách nông nghiệp EU sau BrexitTổng thống Mỹ thăm Anh: Định hình mối quan hệ đặc biệt hậu Brexit

Chuyến thăm diễn ra khi các quan chức Anh đều kêu gọi người dân chuẩn bị cho viễn cảnh nước Anh ra khỏi Liên minh châu Âu mà không đạt được thỏa thuận chính thức với EU.

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt. Ảnh: Sputnik
Thông báo của chính phủ Anh cho biết, Ngoại trưởng Anh sẽ có cuộc gặp ngoại trưởng của tất cả 4 nước và thể hiện sự quyết tâm của Anh nhằm xây dựng một quan hệ mới với châu Âu hậu Brexit, vốn sẽ tạo ra một tương lai tốt đẹp, đem lại lợi ích cho tất cả các bên trên lục địa... 

Theo Ngoại trưởng Jeremy Hunt, Anh và các nước này có cùng lịch sử và những giá trị với các đối tác tại châu Âu. Chuyến thăm nhằm tái khẳng định mối quan hệ vững mạnh sẽ không thu hẹp khi Anh rời khỏi EU, thậm chí khi không đạt được thỏa thuận với khối.

Phát biểu khi đang ở thăm Helsinki, Phần Lan, Ngoại trưởng Anh cho biết, nguy cơ Brexit không thỏa thuận đang gia tăng, mọi người cần phải chuẩn bị cho viễn cảnh bất ổn khi Anh ra khỏi Liên minh châu Âu mà không kèm thỏa thuận. Ông cũng cho biết, Anh đang nỗ lực để tránh viễn cảnh này đồng thời kêu gọi EU cần phải có cách tiếp cận mới. Tuy nhiên trong một tuyên bố thể hiện lập trường khá cứng rắn trước Anh, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, không ai muốn Anh ra khỏi EU mà không có thỏa thuận, nhưng Anh cũng cần phải có sự linh hoạt trong các cuộc đàm phán:

“Anh sẽ ra khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019 và chúng ta còn nhiều việc phải làm cho đến thời điểm đó. Hi vọng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận hợp lí được cả hai bên chấp nhận. Nếu Anh muốn nhận được lợi ích từ EU trong tương lai, nước này cần phải cam kết chấp nhận các qui tắc của EU, khi đó chúng tôi có thể đưa ra những đảm bảo an ninh hợp pháp”.

Chỉ còn chưa đầy 8 tháng nữa là Anh ra khỏi EU, chính phủ nước này vẫn chưa nhất trí được một thỏa thuận với EU và đang thúc đẩy kế hoạch theo hướng rời khối mà không có bất cứ thỏa thuận chính thức nào. Cả Anh và EU đều muốn có một thỏa thuận vào ngày 18/10/2018. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cho rằng đây là một mục tiêu  khó thực hiện được.

Nhà đàm phán Brexit của EU Michel Barnier đã bác bỏ một số điểm chính trong đề xuất thương mại mới của Thủ tướng Anh Theresa May vào tháng 7/2018. Các cuộc đàm phán về Brexit dự kiến sẽ nối lại tại Brussels (Bỉ) vào ngày mai (16/8). Quan chức hai bên sẽ nỗ lực đưa ra các bước tiến về vấn đề biên giới Ireland và thảo luận mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU. 

Hiện các chuyên gia kinh tế đều cảnh báo, nếu không đạt được các thỏa thuận khi Anh rời khỏi khối sẽ gây tổn hại lớn đến nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới này khi EU là thị trường lớn nhất của Anh. Nhiều người dân Anh cho biết họ cần có tiếng nói trong việc quyết định tương lai của đất nước.

Theo kết quả thăm dò công bố mới nhất, một nửa số người Anh được hỏi ý kiến cho rằng, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về việc Anh rời Liên minh châu Âu, nên tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân để đưa ra quyết định cuối cùng. Theo đó, 40% số người tham gia cuộc thăm dò ủng hộ Anh tiếp tục ở lại EU, 27% ủng hộ Brexit không có thỏa thuận, trong khi chỉ 11% ủng hộ Brexit theo kế hoạch của Thủ tướng Theresa May.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng

Theo tin từ Reuters ngày 5/12, Bộ Nội vụ Anh vừa công bố kế hoạch cắt giảm số lượng người di cư đến nước này bằng các con đường hợp pháp, trong bối cảnh Thủ tướng Rishi Sunak phải đối mặt với áp lực giải quyết số di cư ròng cao kỷ lục.

Anh thắt chặt các biện pháp thị thực để giảm di cư ròng
Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương

Hãng tin Yonhap News Agency dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Chile sẽ khởi động một vòng đàm phán mới về nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) nhằm ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương
Return to top