ClockChủ Nhật, 15/09/2019 11:09

Singapore: Chất lượng không khí thấp nhất trong 3 năm qua do cháy rừng

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Singapore là do ảnh hưởng từ các đám cháy rừng ở những nước láng giềng.

Tạo mây làm mưa nhân tạo35 tỷ USD khắc phục hậu quả thảm họa khói mù ở IndonesiaASEAN kêu gọi hành động kịp thời để chống cháy rừng và ô nhiễm khói mùĐông Nam Á: Khói mù dẫn đến các ca nhập viện do vấn đề hô hấp

Nhiều người dân Singapore đã chọn lựa ở nhà trong ngày cuối tuần, khi khói xám bao phủ thành phố. Ảnh: Zee News

Số liệu từ Cơ quan môi trường Quốc gia Singapore ngày 14/9 cho thấy, chất lượng không khí của quốc đảo này ở mức “không tốt cho sức khỏe”, lần đầu tiên trong 3 năm qua do ảnh hưởng từ các đám cháy rừng ở những nước láng giềng.

Chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm trong chiều nay đã vượt mức trên 100, được cho là không tốt cho sức khỏe. Đây là lần đầu tiên chỉ số này vượt qua mức 100 kể từ năm 2016. Theo Tuyên bố của cơ quan môi trường quốc gia, chất lượng không khí thấp do ảnh hưởng của gió từ các khu vực lân cận, kéo theo khói mù từ đảo Sumatra của Indonesia hướng sang Singapore. Hôm nay rất nhiều người dân Singapore đã chọn lựa ở nhà, khi khói xám bao phủ thành phố.

Cháy rừng ở Indonesia là một vấn đề nhức nhối xảy ra hàng năm, nhưng trở nên tồi tệ hơn trong năm 2019 do thời tiết đặc biệt khô hanh. Tại nước láng giềng Malaysia, hàng trăm trường học cũng phải đóng cửa và chính quyền địa phương đã phải phân hàng trăm nghìn khẩu trang cho người dân vùng ảnh hưởng. Chất lượng không khí tại 2 thị trấn của Indonesia gần với các đám cháy rừng cũng tăng lên mức nguy hiểm trong tuần qua. Chính phủ đang cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến để giúp hỗ trợ dập tắt đám cháy. Tuy nhiên những nỗ lực dập lửa cũng còn gặp nhiều khó khăn. 

Người đứng đầu một đơn vị quân đội đang hỗ trợ kiểm soát cháy rừng Agus Rial cho biết: “Khó khăn chính của chúng tôi đó là trang thiết bị. Chúng tôi đang chờ trang thiết bị gửi tới. Khu vực cháy rừng cũng quá rộng lớn và nguồn nước thì lại xa địa điểm này, do đó chúng tôi cũng gặp nhiều khó khăn”.

Các vụ cháy rừng cũng đang làm nổ ra tranh cãi giữa các nước, khi Malaysia kêu gọi Indonesia phải ứng phó với các đám cháy rừng, chấm dứt tình trạng khói mù vượt qua biên giới. Tuy nhiên, Indonesia đã bác bỏ các cáo buộc này, cho rằng các đám cháy rừng cũng xuất phát từ nhiều khu vực của Malaysia.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

TIN MỚI

Return to top