Thế giới

WHO: Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người ở Tây Thái Bình Dương

ClockThứ Sáu, 09/06/2023 14:34
TTH.VN - Báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ ra rằng, hơn 800 triệu người, tương đương với 42% dân số ở khu vực Tây Thái Bình Dương mắc các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, bệnh về nướu răng hoặc mất răng không được điều trị.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện mối đe dọa bệnh truyền nhiễmWHO: Hơn 1 tỷ người ở 43 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch tảWHO báo động khi 1/3 trẻ em ở châu Âu bị thừa cân hoặc béo phìTình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với COVID-19 đã qua nhưng rủi ro vẫn cònWHO: Số ca tử vong vì COVID-19 giảm 95% trong năm nay

leftcenterrightdel
Khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ mất răng cao nhất thế giới trong số 6 khu vực của WHO. Ảnh minh hoạ: Thanh Niên

Bản tóm tắt dành cho khu vực Tây Thái Bình Dương trong báo cáo về tình trạng sức khoẻ răng miệng toàn cầu của WHO cảnh báo rằng, các bệnh về răng miệng trong khu vực đã tăng gần 30% trong 30 năm qua, từ mức ước tính 629 triệu ca vào năm 1990 lên hơn 800 triệu ca vào năm 2019.

Theo đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ mất răng cao nhất thế giới trong số 6 khu vực của WHO, với khoảng 92 triệu người từ 20 tuổi trở lên mất hết răng, trong đó có đến 25% người từ 60 tuổi trở lên.

Mặc dù các bệnh răng miệng phần lớn có thể phòng ngừa được, song báo cáo của WHO cho biết rằng rất ít quốc gia ở Tây Thái Bình Dương đầu tư thoả đáng vào nỗ lực giải quyết vấn đề.

Bản báo cáo cho biết, với số lượng người lớn tuổi ngày càng tăng trong khu vực, gánh nặng bệnh răng miệng có thể sẽ tăng thêm trong những năm tới, trừ khi các quốc gia tích hợp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng thiết yếu vào các gói phúc lợi bảo hiểm y tế toàn dân.

Phát biểu về vấn đề này, Quyền Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO Zsuzsanna Jakab nhận định: “Khi các quốc gia hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, việc tăng cường và điều trị sức khoẻ về răng miệng nên được đưa vào các gói chăm sóc sức khoẻ”.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top