ClockThứ Ba, 31/07/2018 13:55

Mỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TTH.VN - Australia và Nhật Bản vừa hợp tác với Mỹ trong một nỗ lực nhằm đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình DươngVai trò của hợp tác Mekong – Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình DươngThủ tướng Úc kêu gọi sự hợp tác của các nước trong khu vực

Sự hợp tác tập trung vào cơ sở hạ tầng đối với năng lượng, giao thông, du lịch và công nghệ. Ảnh: Reuters

"Mỹ, Nhật Bản và Australia vừa thiết lập một quan hệ đối tác ba bên để huy động vốn đầu tư vào các dự án giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra cơ hội và thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở, bao trùm và thịnh vượng", Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại (OPIC) của Mỹ và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cho biết trong một tuyên bố.

Theo đó, các khoản đầu tư sẽ bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thông, du lịch và công nghệ, nhằm mục đích thu hút vốn tư nhân cho các dự án.

Trước đó vào ngày 30/7, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo công bố 113 triệu USD cho các sáng kiến ​​công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng mới ở khu vực châu Á mới nổi, trong một bài phát biểu xác định khía cạnh kinh tế của Chiến lược "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Australia gần đây cũng đẩy mạnh sự tham gia ở khu vực Thái Bình Dương, với việc phân bổ gói ngân sách viện trợ lớn nhất của quốc gia này; trong khi Nhật Bản cũng đang đẩy mạnh ngoại giao trong khu vực, gần đây là việc mở cửa một đại sứ quán tại thủ đô Port Vila của Vanuatu.

Trong một động thái liên quan, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày hôm nay (31/7) nhận định: "Quan hệ đối tác ba bên này cho thấy, cần có thêm sự hỗ trợ để tăng cường hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

Hồi tháng 2 năm nay, bà Bishop cho hay, Mỹ, Nhật Bản, Australia, cùng với Ấn Độ đã thảo luận về những cơ hội để giải quyết "nhu cầu khổng lồ về cơ sở hạ tầng" trong khu vực, bao gồm một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất, cũng như nghèo nhất trên thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Return to top