ClockThứ Năm, 11/10/2018 14:29

ADB, OECD hợp tác phát triển châu Á – Thái Bình Dương

TTH.VN - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ cam kết tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy những chính sách và chương trình phát triển hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

ADB hỗ trợ Bhutan cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc giaADB kêu gọi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam ÁADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu ÁFAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăngOECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt đỉnhOECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầu

Ảnh minh họa: Anti Corruption Digest

Cụ thể, ngân hàng ADB cho biết thỏa thuận sẽ được tiến hành trong gian đoạn từ 2019 – 2023, trong đó ADB và OECD cam kết sẽ phối hợp hành động để thúc đẩy đối thoại chính sách, quản lý thành quả, chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau trong các lĩnh vực như chống tham nhũng, chính sách thuế, quản trị, chính sách kinh tế vĩ mô và thu thập, phân tích dữ liệu.

Các sáng kiến chung bao gồm: sáng kiến chống tham nhũng ADB – OECD,  Hội nghị bàn tròn OECD - châu Á về quản trị doanh nghiệp và Diễn đàn OECD về thuế và tội phạm.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch ADB Takehiko Nakao khẳng định trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã làm việc chung rất tích cực để giải quyết tham nhũng, cải thiện quản trị doanh nghiệp và chống tội phạm thuế ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng rất nhiều vấn đề khác. Do đó, ADB và OECD kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ vững mạnh này, cũng như tận dụng các lợi thế của cả ADB và OECD trong khu vực để thúc đẩy phát triển hơn nữa tại các nước có thu nhập trung bình và cao.

Thông qua nội dung biên bản ghi nhớ mới, hai tổ chức sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến và thực hiện nhiều nghiên cứu khác về các vấn đề như chính sách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng trung hạn của châu Á, triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á và số liệu thống kê về khu vực châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn

Theo báo cáo Xu hướng Xây dựng Khách sạn quý I/2024 của Lodging Econometrics (LE), khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoại trừ Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, với tổng số dự án cao kỷ lục 2.021 dự án/402.312 phòng. Mức cao nhất mọi thời đại này thể hiện mức tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng dự án và tăng 2% so với cùng kỳ về số lượng phòng, đặc biệt trong phân khúc sang trọng và cao cấp.

Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến tăng trưởng kỷ lục trong xây dựng khách sạn
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top