ClockThứ Hai, 19/11/2018 06:44

Pháp tái khẳng định ủng hộ một châu Âu hội nhập hơn

TTH.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (18/11) lên tiếng kêu gọi nước này và Đức cần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đồng minh trong một nỗ lực để dẫn đầu một châu Âu thống nhất hơn, bao gồm cả việc vượt qua những hoài nghi kéo dài về các vấn đề như ngân sách khu vực đồng euro.

Pháp, Đức kêu gọi ổn định ngân sách nông nghiệp EU sau BrexitĐức, Pháp đẩy nhanh thỏa thuận cải tổ Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Wikimedia

Từ lâu, Tổng thống Macron đã rất quan tâm đến việc thúc đẩy một khu vực đồng euro hội nhập hơn, thông qua ngân sách chung.

Với các cuộc bầu cử Quốc hội châu Âu có thể diễn ra vào tháng 5/2019, Tổng thống Pháp cũng kêu gọi các lực lượng ủng hộ EU tập trung lại và thực hiện các bước chính sách cụ thể nhằm đối mặt các đảng chủ nghĩa dân tộc, phản đối người di cư vốn đang gia tăng ở một số quốc gia thành viên.

Trong một bài phát biểu tại Hạ viện Đức hôm qua, Tổng thống Macron hy vọng Pháp và Đức sẽ cùng theo đuổi những nỗ lực đó. "Giai đoạn mới này có thể sẽ nhiều khó khăn vì chúng ta sẽ phải cùng nhau chia sẻ, đưa ra các quyết định, chính sách về ngoại giao, di cư và phát triển, một phần ngân sách chung và xây dựng một chiến lược phòng thủ chung", Tổng thống Macron nói tại Bundestag.

Theo tin từ Bộ Tài chính Pháp, nước này và Đức dự kiến hôm nay ​​sẽ đưa ra kế hoạch cho một ngân sách chung đồng eu, chỉ tập trung duy nhất vào đầu tư tài chính, cùng với kế hoạch sử dụng ngân sách này để hỗ trợ các nước khu vực đồng euro trong suy thoái kinh tế.

Ngoài ra, Tổng thống Macron cũng đang đẩy mạnh tiến bộ trong các lĩnh vực tích hợp khác, bao gồm cả kế hoạch đánh thuế đối với các “gã khổng lồ Internet” mà Berlin vẫn đang do dự. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin, nhà lãnh đạo Pháp khẳng định rằng, "châu Âu, và trong đó, liên minh Pháp-Đức, có nghĩa vụ không để thế giới rơi vào hỗn loạn".

Trong khi đó, Thủ tướng Merkel cho biết bà và Tổng thống Macron cũng sẽ cũng nhau thảo luận một loạt các vấn đề bao gồm các cấu trúc thuế mới cho thời đại kỹ thuật số, tình trạng di cư và các nỗ lực để mở rộng hợp tác quốc phòng châu Âu.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse & MSN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư

Văn phòng Tổng thống Pháp ngày 13/5 cho biết hội nghị thượng đỉnh "Choose France" (“Chọn nước Pháp”) năm nay - sự kiện thường niên nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Pháp, sẽ thu hút các khoản đầu tư nước ngoài trị giá 15 tỷ euro (16,2 tỷ USD), tăng so với con số cam kết đầu tư 13 tỷ euro tại hội nghị năm ngoái.

Pháp thu hút hơn 16 tỷ USD đầu tư nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh về đầu tư
Return to top