ClockThứ Tư, 26/12/2018 14:55

Diễn biến khó lường tại khu vực vừa hứng chịu sóng thần ở Indonesia

TTH.VN - Tăng cường nỗ lực tìm kiếm cứu nạn sau thảm họa sóng thần, vừa qua, lực lượng cứu hộ Indonesia đã sử dụng máy bay không người lái, chó nghiệp vụ và máy móc hạng nặng để tìm kiếm người còn sống dọc khu vực bờ biển phía tây Java.

Nạn nhân sống sót đối mặt nhiều khó khănIndonesia khẩn trương tìm kiếm nạn nhân sống sót sau thảm hoạ sóng thầnLHQ, EU cam kết giúp đỡ và viện trợ cho Indonesia sau thảm hoạ sóng thầnSóng thần tấn công Indonesia: Con số người chết tăng

Tro bụi bốc lên từ miệng núi lửa Anak Krakatoa ngày 23/12/2018. Ảnh: CNA

Tính đến thời điểm hiện tại, do mưa lớn khiến tầm nhìn thấp, công tác tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình ngày càng xấu, giới chức Indonesia ngày 26/12 phát hành cảnh báo về  khả năng “thời tiết cực kỳ khắc nghiệt và có thể xảy ra những đợt sóng cao” xung quanh khu vực núi lửa Anak Krakatoa đang phun trào, qua đó khuyến cáo người dân tránh xa khu vực bờ biển - nơi sóng thần đã bất ngờ ập đến hồi cuối tuần trước, cướp đi sinh mạng của hơn 400 người.

Nâng cao hiệu quả cảnh báo, Người đứng đầu Cơ quan khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia (BMKG) Dwikorita Karnawati cho biết: “Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển một hệ thống giám sát tập trung vào sự rung chuyển của núi lửa Anak Krakatau. Nhờ đó, chúng tôi có thể đưa ra những cảnh báo sớm hơn”. Hiện tượng thời tiết ngày càng chuyển biến xấu sẽ khiến núi lửa trở nên khó kiểm soát.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, phát ngôn viên của Cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia thông tin: “Chúng tôi đang bắt đầu triển khai tìm kiếm tại một số khu vực mà trước đó lực lượng cứu hộ nghĩ sẽ không bị ảnh hưởng. Thật bất ngờ, trên thực tế là có rất nhiều nạn nhân ở đó”.

Kể từ khi sóng thần đi qua, con số thương vong đã và đang ngày càng tăng cao. Hiện có chính xác 429 trường hợp đã xác nhận thiệt mạng, ít nhất 154 người vẫn còn mất tích, hơn 1.400 người khác bị thương và hàng ngàn người đã nhanh chóng được sơ tán đến khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn.

Được biết, Anak Krakatoa là đảo núi lửa nhỏ nổi lên từ đại dương vào khoảng nửa thế kỷ từ sau vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa. Thảm họa sóng thần xảy ra vào ngày 22/12 vừa qua đã phá hủy một khu vực rộng khoảng 64 ha trên hòn đảo, tương đương với khoảng 90 sân bóng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên hợp quốc cảnh báo:
Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu

Đáp lại kết quả của một cuộc khảo sát do The Guardian thực hiện cho thấy hàng trăm chuyên gia khí hậu hàng đầu thế giới đã dự báo mức độ nóng lên toàn cầu sẽ vượt mục tiêu quốc tế là 1,5 độ C, Liên hợp quốc (LHQ) mới đây ra cảnh báo, thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu.

Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu y tế Kenya (Kemri) và các đối tác thuộc Viện Wellcome Trust Sanger (Vương quốc Anh) đã lần đầu tiên phát hiện một loài muỗi Tây Phi nguy hiểm có khả năng gây bệnh sốt rét.

Phát hiện loại muỗi Tây Phi nguy hiểm gây bệnh sốt rét
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top