ClockThứ Tư, 16/01/2019 06:21

WHO xây dựng trung tâm y tế và môi trường châu Á – Thái Bình Dương tại Seoul

TTH.VN - Được biết, trung tâm APCEH là trung tâm thứ hai được xây dựng theo mô hình này của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước đó, một trung tâm y tế và môi trường châu Âu của WHO đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Bon (Đức) vào năm 1991.

Dầu cọ tác động xấu đến sức khỏe tương tự như rượu và biaWHO triển khai tiêm chủng quy mô lớn để dập dịch sốt vàng ở EthiopiaWHO công bố chiến lược tăng cường kiểm soát thuốc láWHO: Kiểm soát thuốc lá ở các nước kém phát triển vẫn còn quá chậmWHO công bố hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về vệ sinh và sức khỏe

Trung tâm y tế và môi trường châu Á-Thái Bình Dương sẽ được xây dựng ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh minh họa: Iran Daily

Theo thông tin từ Bộ Môi trường Hàn Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ mở một trung tâm y tế và môi trường khu vực tại thủ đô Seoul vào tháng 5 tới nhằm xác định các rủi ro về môi trường và sức khỏe, cũng như cung cấp tư vấn cho chính phủ các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Vào ngày 15/1/2019, Bộ Môi trường, WHO và chính quyền thành phố Seoul đã ký kết thành công biên bản ghi nhớ về việc thành lập Trung tâm y tế và môi trường châu Á – Thái Bình Dương (APCEH).

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Cho Myung-rae cho hay: “Chúng tôi xây dựng trung tâm khu vực của WHO với mục tiêu chính nhằm tạo nên môi trường lành mạnh, trong đó mọi người đều được đảm bảo sẽ tránh xa các yếu tố môi trường độc hại như khói bụi và hóa chất”. Theo nội dung biên bản ghi nhớ (MOU), dự kiến trung tâm sẽ chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại tòa nhà SGC vào tháng 5 tới.

Được biết, nhiệm vụ chính của APCEH là thu thập thông tin và bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đối với sức khỏe, từ đó đưa ra những chính sách đúng đắn để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện năng lực y tế của khu vực.

Trung tâm sẽ hoạt động với ba nhóm chính bao gồm: một đội ngũ chuyên chịu trách nhiệm về vấn đề ô nhiễm không khí, năng lượng và sức khỏe; một đội về biến đổi khí hậu và y tế; đội còn lại sẽ chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến nước và môi trường sống.

Được biết, trung tâm APCEH là trung tâm thứ hai được xây dựng theo mô hình này của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước đó, một trung tâm y tế và môi trường châu Âu của WHO đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Bon (Đức) vào năm 1991.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước xu thế thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) đã khẩn trương thành lập mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top