ClockThứ Ba, 12/02/2019 18:19

Đông Nam Á: Thị trường bán lẻ trực tuyến sẽ đạt 53 tỷ USD vào năm 2023

TTH - Tăng trưởng kinh tế và tiềm năng đầu tư bùng nổ ở Đông Nam Á đang thu hút sự chú ý toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Tương lai tươi sáng của ô tô điện Đông Nam Á

Theo một báo cáo vừa được công ty nghiên cứu Forrester Analytics công bố, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của khu vực này dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp 3 lần trên 6 quốc gia, từ mức 19 tỷ USD trong năm 2018 lên 53 tỷ USD vào năm 2023.

Lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của khu vực Đông Nam Á dự kiến tăng từ mức 19 tỷ USD trong năm 2018 lên 53 tỷ USD trong năm 2023. Ảnh: Free Images

Khi sự thâm nhập internet và “hiện tượng điện thoại thông minh” xây dựng nên một nền tảng vững chắc để thúc đẩy thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đang tìm cách tận dụng tiềm năng đầu tư của Đông Nam Á, theo Forrester Analytics.

Hơn nữa, các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn vào “điểm nóng” thương mại điện tử là Indonesia sẽ tiếp tục thúc đẩy ngọn lửa của thị trường bán lẻ trực tuyến trong những năm tới.

Trong một báo cáo do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) công bố trong năm 2018, 58% dân số Đông Nam Á là người dùng internet, với khoảng 3,5 triệu người dùng tham gia vào lĩnh vực trực tuyến mỗi tháng. Nếu tính đến những thống kê này, tính khả thi đối với dự đoán của Forrester Analytics về giá trị thị trường bán lẻ trực tuyến tăng lên mức 53 tỷ USD vào năm 2023 là điều có thể thực sự được nhìn thấy.

Các dự đoán của báo cáo tính đến những quốc gia Đông Nam Á, được coi là động lực của thương mại điện tử, bao gồm Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

“Hiện tượng điện thoại thông minh”

Sự phát triển vượt bậc của việc sử dụng internet trên khắp khu vực Đông Nam Á trong một thời gian ngắn đã và đang là chủ đề của rất nhiều nghiên cứu. Trong số đó, báo cáo của Google & Temesak cho rằng, bán lẻ trực tuyến là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của nền kinh tế internet ở Đông Nam Á và việc sử dụng điện thoại thông minh là động lực lớn nhất đằng sau điều này.

Không giống như các quốc gia phương Tây, Đông Nam Á là một trong những khu vực đầu tiên trên toàn cầu được giới thiệu về internet thông qua điện thoại thông minh, chủ yếu là do khả năng chi trả của internet di động ngày càng tăng. Điều này dẫn đến mức độ tham gia cao, trong số đó là người dùng ở Thái Lan, dành trung bình 5 giờ đồng hồ mỗi ngày để trực tuyến.

Ngoài ra, báo cáo cũng lưu ý, những người dùng phương tiện truyền thông xã hội đang dẫn đầu việc sử dụng các nền tảng mua sắm trực tuyến.

Nhìn chung, báo cáo của Forrester Analytics về thị trường bán lẻ trực tuyến là một minh chứng khác về tiềm năng dường như vô hạn của nền kinh tế internet đang phát triển của Đông Nam Á. Hiện tại, Đông Nam Á được xác định là điểm đến đầu tư tốt nhất trong năm 2019.

LÊ THẢO (Lược dịch từ KrAsia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Dù chưa hết thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5) nhưng theo ghi nhận, học sinh lớp 12 các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã hoàn tất việc đăng ký. Các trường cũng giao cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với tổ hỗ trợ hướng dẫn học sinh trong quá trình đăng ký dự thi.

Hoàn tất việc đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Tại Phiên họp thứ tư của Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến diễn ra sáng 3/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị tiên phong đề nghị kết nối Hệ thống thông tin của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top