ClockThứ Tư, 14/07/2021 20:11

Thừa Thiên Huế cần phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bền vững

TTH.VN - Chiều 14/7, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc theo hình thức trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về các nội dung liên quan đến lĩnh vực Công Thương. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự buổi làm việc.

Yêu cầu địa phương báo cáo tình hình sản xuất, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải phápVải thiều lên sàn & câu chuyện đầu ra cho nông sảnTận dụng cơ hội từ CPTPPDịch chuyển nghề trong mùa dịchChú trọng xây dựng, bảo hộ thương hiệuThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốThương mại, sản xuất thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của các nước ASEAN-6Đảm bảo cơ sở hạ tầng để đón đầu nhà đầu tư lớn, có thương hiệu

Điểm sáng thu ngân sách 

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương báo cáo tại hội nghị

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2021, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch COVI-19, toàn tỉnh đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Cụ thể, tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 15.581,26 tỷ đồng, bằng 45,34% so kế hoạch, tăng 5,64% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4.540 tỷ đồng, bằng 74,9% dự toán và tăng 13,1% so với cùng kỳ; Điểm sáng đáng chú ý là thu ngân sách ước đạt 5.357 tỷ đồng, bằng 88,3% dự toán và tăng 33,4% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 11.772 tỷ đồng, bằng 43,6% kế hoạch, tăng 8,3% so với cùng kỳ…

Đối với ngành Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt khoảng 22.565,2 tỷ đồng, đạt 55,03% chỉ tiêu kế hoạch năm, tăng 11,73% so cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 500 triệu USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ và đạt 54,4% kế hoạch năm; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 340,1 triệu USD, tăng 56,0% so cùng kỳ năm 2020 và đạt 59,1% kế hoạch năm…

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, xem xét giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đảm bảo thu chi ngân sách.

Thực hiện "mục tiêu kép"

Buổi làm việc được tổ chức theo hình thức trực tuyến 

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế và sẽ xem xét quyết định trong thời gian sớm nhất. Bộ trưởng đánh giá cao việc thực hiện các chiến lược phát triển của tỉnh tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, phát triển lĩnh vực công nghiệp; qua đó góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đảm bảo thu chi ngân sách.

“Tỉnh cần tiếp tục bám sát các định hướng của Trung ương, kiên trì thu hút đầu tư, đưa ra những giải pháp hiệu quả để phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo một cách bền vững; tiếp tục thúc đẩy, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu tại địa bàn; tăng cường tuyên truyền chính sách ưu đãi thu hút các mặt hàng xuất nhập khẩu…”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Khẳng định bên cạnh tập trung phòng chống dịch nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đang sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, đầu tiên phải chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện 5K. Chủ động đánh giá mức độ an toàn của dịch COVID-19, cập nhật bản đồ an toàn, sống chung với dịch bệnh để có phương án sản xuất phù hợp.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top