Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Tháng tư sen nở

(TTH) - Cùng đã khá lâu rồi, cứ mỗi độ Phật đản, giữa dòng Hương Giang lại nổi lên bảy đóa sen hồng khổng lồ. Tôi nghe giải thích rằng, đó là tượng trưng cho bảy bước chân của đức Phật Thích Ca và là ý tưởng của quý tăng ni trẻ mà đứng đầu là thầy Thích Không Nhiên. Con sông Hương thơ mộng và trong xanh càng trở nên huyền diệu và mê hoặc bởi những đóa sen hồng giàu ý nghĩa kia do con người sáng tạo chào mừng kỷ niệm ngày sinh của đức Phật.

Tháng tư sen nở
Lấy công làm lãi

(TTH) - Chuyện trong đám giỗ ngoại tôi. Gặp lúc mùa vụ căng thẳng, người anh họ con bà dì ruột làm ruộng ở xã Phú Lương (Phú Vang) tâm sự: “Mùa màng bây giờ cũng sướng thiệt. Ngay chuyện thu hoạch, chỉ cần ới một tiếng là có ngay máy gặt. Và chỉ loáng cái thì vài ba sào lúa còm xong ngay, không như xưa kia phải tất bật ngược xuôi, quần quật đến mất ngủ bỏ ăn”. Thế nhưng, đang có vẻ như ngon trớn, bất chợt giọng anh chùn lại, lộ vẻ không mấy vui vẻ: “Sướng chuyện này lại khổ chuyện khác chú ơi. Muốn gặt khỏe, gặt nhanh thì phải có tiền. Trăm sự đổ dồn vào hạt lúa thu được thì lấy đâu ra lãi”.

Lấy công làm lãi
Sân đình và bến nước

(TTH) - Mậu Tuất 1898, ông đồ Nguyễn Sinh Sắc lần thứ hai dự kỳ thi Hội và lại rớt. Sau lần trượt này, học bổng của Trường Quốc Tử Giám không còn. Muốn thi lại, ông Sắc phải tự chèo chống lấy. Gia cảnh cực kỳ khó khăn. Bà Hoàng Thị Loan bàn với chồng tạm thời ở tạm đâu đó để giải quyết khó khăn. Được một người bạn giới thiệu, ông Sắc đã đem hai con là anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về làng Dương Nỗ. Ở đó cho đến năm 1900, ông Sắc dạy học cho con cái gia đình ông Nguyễn Sĩ Độ. Bà Loan tiếp tục ở lại Huế.

Sân đình và bến nước
Bệnh vô cảm

(TTH) - Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết, đùm bọc thương yêu lẫn nhau. Thương người như thể thương thân, tình làng, nghĩa xóm đã trở thành đạo lý ngàn đời của dân tộc. “Đèn nhà ai, nhà nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” là những thói xấu đã được ông cha ta nghiêm khắc phê phán.

Bệnh vô cảm
Đôi bờ lễ hội

(TTH) - Bên tê Thương Bạc là khung cảnh tấp nập của hội chợ làng nghề, như kéo dài thêm cái không gian phố chợ từ Đông Ba, qua siêu thị Coop mart và không khí rộn ràng kẻ bán người mua nơi con phố làm ăn Trần Hưng Đạo. Còn bên ni, cạnh đường phố Lê Lợi, nổi tiếng xưa nay với cây xanh, màu áo trắng học trò, những công sở sang trọng… là phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu rộn ràng những hội vui. Đó là một đối xứng đẹp, khó diễn tả hết thành lời, tạo nên dáng vẻ lạ kỳ, đầy mê hoặc của đôi bờ Hương Giang.

Đôi bờ lễ hội
Nuôi cá bằng cá

(TTH) - Mới đây, đi công tác ở một xã ven phá Tam Giang. Gần trưa, nắng đã lên cao, tôi có dịp ghé thăm hồ nuôi cá của một hộ gia đình. Gặp lúc, cả nhà đang loay hoay cho cá ăn. Nhìn cảnh tượng cá đớp thức ăn, mặt nước rào rào như cơm sôi, nhìn thật sướng con mắt. Cả dãy mấy hồ cá liên tiếp, gia đình thả nuôi các loại cá vược, cá diêu hồng, cá nâu… nhiều độ tuổi, toàn là những thứ cá đặc sản cao cấp chỉ thấy có ở những nhà hàng sang trọng.

Nuôi cá bằng cá
Nêu gương đạo đức

(TTH) - Nhìn lại cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi địa vị càng cao, Bác luôn tự hoàn thiện để có được tấm gương đạo đức trọn vẹn. Tấm gương đạo đức của Bác trước hết là tấm gương trong mọi công việc. Tấm gương đạo đức của Bác đạt đến sự nhất quán giữa việc công và việc tư, thống nhất giữa nói với làm; từ việc nhỏ cho đến việc lớn. Nêu gương đạo đức, mỗi cán bộ, đảng viên cần chú ý trên ba mối quan hệ: Đối với bản thân; đối với đồng chí, đồng đội, nhân dân; đối với công việc.

Nêu gương đạo đức
Chia tay Đông Ba cầu sắt

(TTH) - Tháng tư năm 2013, cầu cũ Đông Ba được tháo dỡ để xây cầu mới xi măng, tôi nhận được mail của người bạn lớn tuổi là Lương y Lê Quý Ngưu, tập hợp những ảnh chụp có tên gọi chung “Vĩnh biệt cầu sắt Đông Ba”. Đó không chỉ là hình ảnh về chiếc cầu sắt cũ kỹ với nhiều góc chụp khác nhau, mà còn là hình ảnh về cây đa ở chân cầu nhìn từ đường Đào Duy Từ; là hình ảnh về những bậc cấp lên cầu cỏ phủ, rêu xanh, mờ dấu những bước chân học trò xưa; cũng là hình ảnh cây đa bến Tượng, nơi mà ngày xưa voi từ kinh thành được đưa ra đây để tắm và cũng là nơi gợi nhớ những chuyến đò ngang mỗi khi cầu bị hư hỏng nặng; đặc biệt xúc động là hình ảnh rất nhiều người dân tập tụ nhìn chiếc cầu thân quen lần cuối. Tôi hiểu ngầm ý ông Ngưu, lại một lần nữa, người Huế mình chia tay với cái đã cùng với họ gắn bó bao tháng ngày với nhiều kỷ niệm buồn vui.

Chia tay Đông Ba cầu sắt
Bình cũ rượu mới

(TTH) - Chỉ 4 tháng sau ngày giải phóng, vào đầu tháng 8 năm 1975, nghề gốm Phước Tích đã được đầu tư để phục hồi cơ sở sản xuất bị ngừng trệ trong những năm tháng chiến tranh. Theo Báo Thừa Thiên Huế, bấy giờ bà con làm nghề huy động trên 80 ngày công và đã đóng góp, vay vốn chừng 1 triệu đồng tiền Sài Gòn cũ để xây dựng lò. Từ đó đến nay, cũng đã 38 năm, nghề gốm Phước Tích được phục hồi với những cách thức tổ chức sản xuất và mục tiêu khác nhau, nhưng rồi chuyện cũng chẳng đâu vào đâu, làm ăn cứ mãi trầy trật cho đến tận bây giờ.

Bình cũ rượu mới
Chất vấn và trả lời chất vấn

(TTH) - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã xác định: “Phát huy dân chủ thật sự trong Đảng, thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng, nhất là chất vấn tại các kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương và cấp ủy các cấp”.

Chất vấn và trả lời chất vấn
Ai đã hộ tống Nguyễn Văn Thiệu ra đi ?

(TTH) - Ngày 9/3/1975, quân giải phóng đã tiến công Buôn Ma Thuột. Sau 32 giờ chiến đấu rất ác liệt, quân ta đã giải phóng Buôn Ma Thuột. Nguyễn Văn Thiệu ngoan cố ra lệnh cho ngụy quân Sài Gòn: “Phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bắt cứ giá nào? Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, quân địch đã rút chạy khỏi Tây Nguyên về đồn trú ở các tỉnh ven biển miền Trung…

Ai đã hộ tống Nguyễn Văn Thiệu ra đi
Vẫn kỳ vọng

(TTH.VN) - Do điều kiện kinh tế cũng như điều kiện giao thông, dịch vụ đưa đón học sinh chưa  phát triển, nên việc đi lại của con em (ít nhất là từ lớp 9 trở xuống) phần lớn là do phụ huynh đảm nhận. Thời gian đưa đón từ nhà đến trường, từ trường về nhà đã nhiều. Khoảng chục năm nay, việc học thêm “nở rộ” nên thời gian cuốn hút vào việc đưa đón con của phụ huynh càng tăng thêm. Không phải ai cũng muốn cho con đi học thêm. Nhưng 10 em thì  có đến 7,8 em đi học thêm, những em không học thêm sẽ thua thiệt về kiến thức nên ai cũng cố gắng làm việc này. Vậy là thời gian của bố mẹ “chôn” vào đây không ít .

Vẫn kỳ vọng
Tai nạn giao thông, nỗi lo thường nhật

(TTH) - Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Hằng ngày, trên cả nước, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, có những vụ rất nghiêm trọng, cướp đi sinh mạng của nhiều người. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cả nước, trong ba tháng đầu năm 2013, đã xảy ra trên 6.500 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.599 người, bị thương hơn 6.400 người.

Tai nạn giao thông, nỗi lo thường nhật
Cầu nơi xứ Huế

(TTH) - Không rõ xưa kia khi cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương được khánh thành, dân Huế mình tâm trạng ra sao, nhưng tôi đoán là vui lắm và chắc cũng nhiều luyến tiếc. Vui là chuyện đã rõ, không còn nữa là cảnh lụy đò ở đôi bờ sông Hương và nữa, cầu Trường Tiền đẹp đến thế cơ mà. Còn luyến tiếc là điều tôi mường tượng ra khi đọc sách mô tả về những bến đò mộng mơ trên sông Hương sẽ không còn. Nói như người Huế, cái khổ, cái khó cứ muốn mau qua nhưng cũng lại là nỗi nhớ dai và lâu nhất.

Cầu nơi xứ Huế
Tham bát bỏ mâm.

(TTH) - Con tôm chân trắng, còn được gọi là tôm thẻ chân trắng, vốn có nguồn gốc Nam Mỹ, không phải là loài bản địa của Việt Nam mình. Và, xung quanh vấn đề nhập cư của con tôm này cũng đã lắm chuyện. Nghe đâu thời còn Bộ Thủy sản, người ta không cấp phép cho con tôm chân trắng, nhưng rồi sau đó lại cho phát triển. Tôi cũng lại nghe chuyện, đó là do suy thoái kinh tế, dân những nước giàu như Mỹ hay Nhật Bản không đủ tiền để ăn những con tôm lớn, mà tôm chân trắng có cỡ nhỏ nên nó xuất khẩu được nhiều hơn. Cũng là một thực tế đáng suy nghĩ.

Tham bát bỏ mâm
Return to top