Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Chờ lụt về

(TTH) - Đã sang tầm tháng mười một, tháng chạp rồi mà Huế vẫn yên ắng, chả thấy trận lụt nào đổ về, nó lạ quá, khiến ai đó cứ thấp thỏm một sự chờ đợi đã ăn sâu từ tiền kiếp. Bình thường thì ngay sau Trung thu đã có mưa nguồn, mưa lũ. Sang tháng chín thì xứ Huế - Thừa Thiên mưa “vuốt mặt không kịp, cất mặt không lên”, đến nỗi “tắt con mắt, tắt dĩa dầu”. “Mưa lụt” đã là một hình tượng khó quên với câu: “Tháng Chín, tháng Mười ai cười mang tơi”. Đây là cao điểm của lũ lụt đất Thần kinh. Nó đến một cách định kỳ và đúng hẹn lạ lùng, đến nỗi mỗi người dân Huế cũng đều dám quả quyết “Tới ngày trùng cửu không mưa/Cha con làm ruộng bán cày bừa mà ăn!”. Vậy mà Nhâm Thìn này, đi giữa phố ngày đông lại cứ cảm giác Huế mình đang ở giữa hè.

Chờ lụt về
An ủi với con số 9,7%

(TTH) - Cuối cùng thì con số tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng được xác định với mức dự ước đạt khoảng 9,7%. Đóng góp cho mức tăng trưởng kinh tế chung này được xác định cụ thể với 5,72% từ khu vực dịch vụ; 3,78% từ khu vực công nghiệp- xây dựng và 0,25% là từ khu vực nông lâm thuỷ sản. Được hiểu một cách phổ biến nhất, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Khái niệm quốc gia trong trường hợp này là địa phương Thừa Thiên Huế.

An ủi với con số 9,7
Tự giác và kiểm tra sau tự phê bình

(TTH) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tiến hành tự giác kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) đã khơi dậy sức chiến đấu mới trong Đảng, tạo niềm tin trong nhân dân. Sau đợt kiểm điểm của Trung ương Đảng, các tổ chức Đảng từ các tỉnh, thành, các bộ, ban, ngành tiến hành kiểm điểm trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị, tìm ra những nguyên nhân yếu kém, tồn tại, khuyết điểm của tổ chức Đảng và cá nhân trong điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tự giác và kiểm tra sau tự phê bình
Chân dung nhà báo Huế

(TTH) - Đã 30 năm rồi, tôi là độc giả trung thành của Tạp chí Sông Hương. Tủ sách của tôi vẫn còn gần như đầy đủ những số tạp chí đầu tiên dưới thời các Tổng biên tập Nguyễn Khoa Điềm hay Tô Nhuận Vỹ được in ti-po, bằng thứ giấy lâu ngày đã trở nên vàng xỉn. Tôi thích Sông Hương không đơn giản bởi đây là tạp chí văn nghệ của vùng đất quê hương mà chính là ở cái chất Huế địa phương ngồn ngộn trong đó, từ tên gọi tạp chí, những bài viết, chuyên mục có đề tài về Huế đến cách viết, cách thể hiện rất Huế. Những năm 80 của thế kỷ trước, Tạp chí Sông Hương cũng nổi tiếng trong cả nước bởi “dám” đăng tải những bút ký, phóng sự về đề tài đấu tranh chống tiêu cực hay những bài viết chạm đến những vấn đề “nhạy cảm” của xã hội.

Chân dung nhà báo Huế
Dùng chung cái cột điện

(TTH) - Cái cột điện trên các con phố ở Huế cũng như các thành phố trong cả nước, đã thực sự gây nên ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của bao người. Không phải là kiểu dáng mà bởi sự đắc dụng và cũng bởi “những gồng gánh” mà nó đèo bòng. Nào chuyển tải điện năng. Nào là các loại dây dợ điện thoại, dây cáp truyền hình với năm bảy loại khác nhau. Cũng nào là các loại thông báo từ dạy kèm, sửa tivi đến hút hầm xí... Nói chung là đủ cả. Cũng đã nhiều lần ngành điện lên tiếng. Thế rồi, có vẻ như không ăn thua, vậy là bàn đến chuyện cho thuê với giá cắt cổ đến nổi các doanh nghiệp viễn thông “không chịu thấu” đã phải kêu lên cấp cơ quan, ban ngành có chức năng quản lý. 

Dùng chung cái cột điện
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

(TTH) - Doanh nghiệp là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần tập trung sức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Vấn đề là thực hiện như thế nào để những giải pháp này đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả nhanh nhất và cao nhất. Có nhiều doanh nghiệp nói, giải pháp về cơ bản là “liều thuốc” đặc trị tốt, nhưng triển khai còn có nơi, có lúc chưa thực sự quyết liệt, chưa đồng bộ; mặt khác, các ngành, các cấp, các địa phương cần biết lắng nghe một cách nghiêm túc và sớm giải quyết những kiến nghị hợp lý, chính đáng của doanh nghiệp và chung tay cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Nghề nào cũng…chơi

(TTH) - Kinh doanh đa ngành, đa nghề đang trở thành “mốt” hiện nay. Nó nhiều và mập mờ đến mức trong nhiều trường hợp người ta không tài nào phân biệt rõ ngành nghề kinh doanh chính của một doanh nghiệp là gì. Chẳng hạn, liên quan đến với việc câu kết với một số cán bộ có chức quyền để “ăn” gỗ rừng ở Thừa Thiên Huế mà báo chí phản ánh gần đây là doanh nghiệp tư nhân có tên Xí nghiệp Tấn Lộc. Đọc biển hiệu giới thiệu của doanh nghiệp này, không ít người giật mình khi thấy nêu lên một loạt ngành nghề kinh doanh rất kêu. Nào là trồng rừng, kinh doanh lâm sản, khai thác chế biến gỗ, khoáng sản. Nào là xây dựng dân dụng, giao thông thuỷ lợi. Nào là bất động sản bên cạnh kinh doanh dịch vụ vận tải. Nghĩa là, các ngành nghề thuộc dạng “hot” hiện nay, Tấn Lộc đều…chơi tất.

Nghề nào cũng…chơi
Hoài niệm phương nam

(TTH) - Cách nay đúng 126 năm, tức vào năm đầu niên hiệu Đồng Khánh 1886, Nghi Thiên Chương hoàng hậu Phạm Thị Hằng, thường được biết đến là thái hậu Từ Dũ đã chi 2.000 quan tiền và trích một khoảnh đất của làng Thuỵ Lôi (Phú Xuân cũ), nay thuộc phường Kim Long, thành phố Huế để làm Nam Châu hội quán, nơi tổ chức các cuộc gặp mặt, hội họp, tế tự vào những dịp lễ tiết hằng năm của những người vốn gốc Nam bộ cùng gia đình cư trú trong các phủ đệ, tư gia ở rải rác khắp kinh đô Huế bấy giờ.

Hoài niệm phương nam
“Lãng phí là tội ác”

(TTH) - Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng đã nêu rõ, lãng phí là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp.

“Lãng phí là tội ác”
Lo xa kiểu xen ghép

(TTH) - Về nông thôn gần đây thấy nổi lên nhiều mô hình về nuôi trồng xen ghép. Ví như xen ghép cá - lúa ở Hương Thuỷ, cá - tôm hay tôm - cá - cua ở Phú Mỹ (Phú Vang). Xã Hương Phong (Hương Trà) trồng lúa nước mặn kết hợp với nuôi cá ở các ô bàu úng ngập quanh năm. Lại nữa như ở Quảng An (Quảng Điền) ghép tôm - cá - cua, rồi cộng thêm luôn cả rong cau, vốn là đặc sản địa phương.

Lo xa kiểu xen ghép
Nỗi lo mất rú

(TTH) - Trên này phố thị, anh bạn lớn tuổi của tôi đứng ngồi không yên khi hay tin ở quê, một vùng đất cát nằm vắt vẻo giữa một bên là phá Tam Giang với nửa còn lại là biển cả mênh mông, có lắm kẻ kéo nhau lên rú cát triệt hạ những cây mật nhân, còn gọi là cây bập bện, được đồn đại là thần dược, trị được bá bệnh. Nguồn lợi thu được từ loại cây mật nhân có thể đong đếm được và xem chừng cũng chẳng có bao nhiêu. Lo nhất là rú, phải qua bao đời, chọn lựa và đào thải biết bao thứ cây trồng hoang dại để giữ lại được loại thích nghi, mới nên hình hài dáng vóc, giờ đây đứng trước sự đào bới, phá huỷ không thương tiếc của những kẻ chạy theo đồng tiền, với những lời đồn “vô sư, vô sách”.

Nỗi lo mất rú
Tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết T.Ư4

(TTH) - Toàn Đảng đang tiến hành đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, các cấp ủy Đảng và từng cá nhân kiểm điểm, tự phê bình và phê bình. Mục đích của kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này là nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Do vậy, công tác chuẩn bị và tổ chức kiểm điểm phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiến hành nghiêm túc, làm đến đâu chắc đến đó...

Tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết T Ư4
2 ha và... chỉ 2 ha

(TTH) - Được nhiều người biết đến như một nhãn hiệu rau sạch của Huế, thế nhưng cho đến nay, vùng rau an toàn ở Hoá Châu (Quảng Thành, Quảng Điền) mới chỉ dừng lại ở con số 65 ha. Trong đó, phần lõi là diện tích rau an toàn đã mấy năm qua cũng vẫn chỉ dừng lại ở con số 2 ha, dù vùng rau ở Thành Trung đã có 300 năm truyền thống, bà con có rất nhiều kinh nghiệm.

2 ha và  chỉ 2 ha
Cận cảnh ngã ba Sình

(TTH) - Hơn 500 năm trước, Dương Văn An đã biết đến ngã ba Sình. Trong tác phẩm “Ô Châu cận lục” nổi tiếng, tiên sinh họ Dương phóng tả về dòng Linh Giang: “Sông do hai nguồn Kim Trà (sông Hương) và Đan Điền (sông Bồ) đổ đến, rộng sâu vô hạn, khuất khúc hữu tình. Phía tây nam thì có đền tứ vị Thánh Nương, có trạm Địa Linh; phía đông bắc có chùa Sùng Hoá, bia Hoằng Phúc. Còn chuyên nha, phủ thự đều nối tiếp nhau ở hai bên bờ tả hữu”. Chính ngay chỗ hợp lưu “rộng sâu vô hạn, khuất khúc hữu tình” kia của Dương tiên sinh là ngã ba Sình nổi tiếng gắn với câu ca bất hủ: “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá/ Đò từ Vỹ Dạ thắng ngã ba Sình…”.

Cận cảnh ngã ba Sình
Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng

(TTH) - Dân chủ là bản chất của đảng cách mạng chân chính. Dân chủ càng cao, tự giác càng đầy đủ thì kỷ luật, kỷ cương càng nghiêm, đoàn kết, thống nhất càng bền vững. Mở rộng dân chủ trong Đảng có tác dụng tích cực nâng cao nhiệt tình cách mạng, phát triển óc sáng tạo của cán bộ, đảng viên.

Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng
Return to top