Áo dài trong đời sống Huế
30/06/2024 07:47
Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.
Nhớ thời làm báo “phong trào”
21/06/2024 06:57
Mãi đến năm 1988, tôi mới sống hẳn với nghề làm báo, mới có thẻ nhà báo và trở thành hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Nhưng trước đó 23 năm, ngay từ năm 1965, khi còn là học sinh lớp Đệ Nhất (lớp 12) của trường Quốc Học Huế, tôi đã chính thức lao vào việc viết báo, làm báo. Không kể những tờ báo học trò viết tay trước đó, năm 1965, trong phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh (TNSVHS) ở các đô thị miền Nam Việt Nam, tôi được giao nhiệm vụ thực hiện tờ báo Vượt Sóng của lực lượng TNSVHS Tranh thủ Hòa bình tỉnh Quảng Nam, tại Hội An.
Những kịch bản nào cho tuyển Việt Nam đi tiếp vào vòng loại thứ 3 World Cup 2026?
08/06/2024 11:11
Với kết quả ở lượt trận thứ 5 bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2026 khu vực châu Á, tuyển Việt Nam sống lại cơ hội đi tiếp vào vòng loại thứ 3.
Nỗ lực hành động bảo đảm an ninh nguồn nước
04/06/2024 16:36
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, đời sống, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý ô nhiễm chưa được xử lý tốt. Điều này đặt ra cho Việt Nam những thách thức không nhỏ, cần có tư duy, tầm nhìn và hành động để đem lại hiệu quả trong bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập.
Lần đầu ghi nhận loài chim Quắm đen tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
15/05/2024 13:38
Trong khuôn khổ thực hiện đề tài độc lập cấp quốc gia "Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khu hệ chim và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài chim ở vùng đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam" do Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung, Sở KH&CN chủ trì và TS. Hồ Thắng chủ nhiệm triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận được loài chim Quắm đen ở vùng cửa sông Ô Lâu, thuộc đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Thất bại đến sớm
31/03/2024 07:25
Pha ghi bàn nâng tỷ số lên 3-0 vào phút 90+8 cho Indonesia của Sannata như một nhát dao khoét sâu vào nỗi đau thua trận của thầy trò Troussier. Tuyển Việt Nam đã sớm dừng bước ở vòng đấu thứ 2 vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á. Cậy trông vào ông thầy người Pháp để bơi ra “sông lớn” và “biển cả” đã sớm tan vỡ, khi cách đây không lâu là thất bại của “Những chiến binh sao vàng” tại sân chơi Asian Cup. Đáng nói hơn, cả hai thất bại của bóng đá Việt Nam đều gắn liền với một cái tên không thực sự đáng nể trọng: Indonesia.
Nhớ Huế là nhớ vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa
14/03/2024 06:55
Nguyên Hà, một thầy giáo ở Kiên Giang năm nào cũng vậy, vào mỗi dịp hè anh đều có chuyến du lịch đến Huế. Khi thì đi cùng gia đình, khi thì với bạn bè, cơ quan. Chọn Huế làm điểm du lịch nhiều lần bởi theo anh Hà, Huế không bao giờ hết hấp dẫn với du khách. Mỗi lần đến Huế là một lần khám phá thêm nét duyên thầm mà quyến rũ. Bên ly cà phê trong quán Mai Uyển bên dòng sông Hương xuôi về Vỹ Dạ, anh say sưa nói về Huế, về tình yêu mà anh dành cho đất và người cố đô: “Mình yêu Huế từ những tác phẩm viết về Huế khi còn đi học phổ thông. Bao lần đến Huế vẫn cứ thích cảm giác bình yên. Giữa nhịp sống sôi động, Huế vẫn giữ cho mình nét riêng không nơi nào có được”.
Yên vui trên đất biên cương
10/02/2024 07:51
Những cư dân Lào di cư tự do sang làm ăn và sinh sống ở mảnh đất biên giới A Lưới, được trở thành công dân Việt Nam, chấp hành tốt pháp luật, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn ở khu vực biên giới, đồng hành trách nhiệm và yêu thương của bộ đội biên phòng (BĐBP). Để từ đó, trên mảnh đất biên cương, cuộc đời an cư đẹp những mùa xuân yên vui.
Loạt chương trình đặc sắc đón Giao thừa Tết Giáp Thìn của VTV
08/02/2024 09:04
Chào Xuân Giáp Thìn 2024, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, đề tài đa dạng cùng cách thể hiện sáng tạo, mới mẻ, không gian ghi hình mở rộng khắp các vùng miền đất nước và ở nước ngoài nhằm mang tới một thực đơn Tết phong phú, hấp dẫn trên các kênh sóng. Một điểm nhấn Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm Giao thừa (tức ngày 9/2) như Gặp nhau cuối năm, Tự hào Thể thao Việt Nam, Vạn xuân, Tết nghĩa là hy vọng…
“Nét Huế” ở đất Tràng An
06/02/2024 07:07
Từ lâu, Huế đã được mệnh danh là “Kinh đô ẩm thực” của Việt Nam. Trong số các món ngon của Huế, bún bò Huế là món “phủ sóng” ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Chỉ riêng Hà Nội có cả trăm hàng kinh doanh món ăn này. Nhưng để tạo được sự thanh tao “nét Huế” cho món ăn cũng như không gian thưởng thức “rất Huế”, thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo đuổi.
Áo dài trong đời sống Huế
Suốt dọc dài dải đất chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có. Nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây. Một dấu mốc quan trọng của trang phục áo dài Huế là vào năm 1744, sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi ở Phú Xuân đã ban hành nhiều chính sách và đề cập đến việc sửa đổi y phục. Sang Triều Nguyễn, triều đình đã ban bố lệnh, tạo cơ hội cho phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung mặc áo dài thường xuyên. Theo đó, truyền thống mang áo dài dần đi vào nếp sống hằng ngày của người dân.