ClockChủ Nhật, 15/08/2021 14:45

Nhà văn Vũ Hạnh qua đời ở tuổi 96 tuổi

Nhà văn Vũ Hạnh vừa trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP Hồ Chí Minh) lúc 6 giờ sáng ngày 15/8, sau ba ngày nhập viện, hưởng thọ 96 tuổi.

Nỗi nhớ làng quê trong “Bên sông Ô Lâu”Cô gái trong sương mù - tiểu thuyết trinh thám hấp dẫnNhà văn Sơn Tùng: “Búp sen xanh” ngát hương33 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh năm 2021Chỉ là “trang sức” giả

Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Vũ Hạnh.

Ngày 15/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh đã thông báo nhà văn Vũ Hạnh đã qua đời tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, hưởng thọ 96 tuổi.

Nhà văn Vũ Hạnh, tên khai sinh là Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 15/7/1926, tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nho học. Ngoài bút danh Vũ Hạnh, ông còn có các bút danh khác như: Cô Phương Thảo, Hoàng Thành Kỳ, Nguyên Phủ, Minh Hữu.

Nhà văn Vũ Hạnh được xem là ngọn cờ của phong trào đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc chống lại chế độ Mỹ - Ngụy. Nhà văn từng là Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Văn hóa dân tộc miền Nam Việt Nam, nguyên Tổng Thư ký đầu tiên Hội Văn nghệ TP Hồ Chí Minh (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật), sau đó là Ủy viên Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh nhiều nhiệm kỳ. Năm 2007, nhà văn Vũ Hạnh được trao tặng giải thưởng nhà nước về VHNT.

Các tác phẩm chính của nhà văn Vũ Hạnh bao gồm: Tập truyện Vượt thác (1963), Mùa xuân trên đỉnh non cao (1964), Chất ngọc (1964), Ngôi trường đi xuống (1966), Bút máu (1971), Con chó hào hùng (1974), Cô gái Xà Niêng (1974), Ăn Tết với một người điên (1985), Sông nước mênh mông (1995)…; tiểu thuyết Lửa rừng (1972); Hồi ký: Cái tết khó quên (1990), Một chặng đường bút mực (2000); tiểu luận Người Việt cao quý (1965), Đọc lại Truyện Kiều (1966), Tìm hiểu văn nghệ (1970)…; Tuyển tập Nhà văn Vũ Hạnh (2 tập, NXB Tổng Hợp, 2015)

“Gần đây, do tuổi cao, nhà văn Vũ Hạnh bị đột quỵ và tai biến nên đã nhập viện. Sau ba ngày chống chọi với bạo bệnh, dù được các y, bác sỹ cùng nhiều cơ quan, đoàn thể và cá nhân tận tình chăm sóc, chữa trị nhưng vì tuổi cao, sức yếu nhà văn Vũ Hạnh đã không qua khỏi. Ông từ trần lúc 6 giờ sáng ngày 15/8 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, hưởng thọ 96 tuổi. Ông sẽ được gia đình tổ chức an táng tại Nghĩa trang Củ Chi”, đại diện Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh cho biết.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiên nhà có mẹ

Phú trở về nhà khi bóng chiều đã ngả vàng. Đèn đường bật sớm. Ở đầu hẻm, nồi bún riêu của bà cụ cũng cạn đáy, chắc chỉ còn đủ tô cuối dành cho Phú.

Hiên nhà có mẹ
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng

TIN MỚI

Return to top