ClockThứ Bảy, 29/04/2023 18:55

Phát huy giá trị văn hoá nón lá Huế

TTH.VN - Ngày 29/4, Hội Nón lá Huế phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation, Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức hội nghị: “Bảo tồn và Phát triển giá trị văn hóa nghề nón lá Huế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”. Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, các doanh nghiệp, tiểu thương, các nhà nghiên cứu tham dự.

Tổng hợp các địa điểm du lịch nổi tiếng tại HuếTrưng bày 100 tác phẩm tại không gian thư pháp HuếSố hóa tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

leftcenterrightdel
 Nón lá là sản phẩm văn hóa đặc sắc của Huế

Nón lá Huế được xem là sản phẩm văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô và là một trong những vật phẩm làm quà tặng của nhiều du khách khi đến Huế. Các cơ sở làm nón nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đã trở thành điểm đến tham quan, trải nghiệm hấp dẫn, nằm trong các tour du lịch, tạo sức hút riêng đối với du khách, nhất là khách quốc tế trong hành trình khám phá Cố đô. Nón bài thơ Huế cũng đã trở thành một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống Huế hiện nay. Nón lá Huế không còn là sản phẩm hàng hóa đơn thuần, mà thực sự đã trở thành thương hiệu của một sản phẩm văn hóa đặc sắc. 

Tại hội nghị, các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà khoa học đã bày tỏ về những khó khăn, thách thức và cơ hội để thúc đẩy nghề nón lá Huế; đề xuất các giải pháp giúp nón lá Huế trở thành một động lực phát triển bền vững kinh tế địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nón lá Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các cam kết của các ban, ngành trong tỉnh trong hỗ trợ Hội Nón lá đã thúc đẩy, quảng bá hình ảnh, thương hiệu nón lá Huế.

Nhiều ý kiến đề xuất tại hội nghị đó là, cần chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch, vận động sự tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế. Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, quảng bá, khẳng định thương hiệu nón lá Huế. Gắn phát triển nón lá Huế với Áo dài Huế và khai thác các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống để hình thành chuỗi sản phẩm, hoạt động văn hóa thu hút khách du lịch; thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề nón lá, lồng ghép các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường để thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển giá trị nón lá Huế...

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Phan Ngọc Thọ hoan nghênh các ban, ngành đã phối hợp, cam kết với Hội Nón lá trong các hoạt động; phát huy vai trò, chủ động, tích cực trong tham mưu cho tỉnh triển khai các chương trình hợp tác, phát triển, góp phần giữ gìn thương hiệu nón lá Huế, phát huy giá trị nghề truyền thống Huế, giữ gìn bản sắc văn hóa Huế trong thời kỳ hội nhập.

Ông Phan Ngọc Thọ bày tỏ mong muốn tổ chức FNF tại Việt Nam sẽ tiếp tục có những hoạt động hỗ trợ Hội Nón lá không chỉ trong các sự kiện cụ thể, mà còn có những chương trình hợp tác với tỉnh và có sự cam kết, sẵn sàng tạo mọi điều kiện về thủ tục để các hoạt động của hội được thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả và chất lượng. 

Tin, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu Đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế

Có nhiều cách để có thể góp phần kế thừa và phát huy văn hóa ẩm thực Huế, trong đó, việc mỗi gia đình giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị truyền thống nói chung, nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Huế nói riêng là cách cần được quan tâm.

Lưu truyền văn hóa ẩm thực qua bữa cơm gia đình người Huế
Return to top