ClockThứ Sáu, 15/01/2021 15:17

Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáo

TTH.VN - Đó là chủ đề buổi tọa đàm khoa học do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp với Hội đồng Nguyễn Phước tộc Việt Nam và Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức sáng 15/1.

Cổ vật triều NguyễnHình tượng bát quả trong mỹ thuật cung đình HuếDi sản văn hóa triều Nguyễn: Còn mãi với thời gian

Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Kể từ khi Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa năm 1558 thì Phật giáo Đại Việt đã có hơn 250 năm hiện diện và phát triển trên mảnh đất này. Với nhãn quan nhạy bén và sự thành tâm, ngay từ buổi đầu, Tiên chúa Nguyễn Hoàng cũng như các đời chúa Nguyễn về sau đã nhận thức rõ Phật giáo chính là nền tảng tinh thần của bao lớp lưu dân Đại Việt xứ Đàng Trong, là sợi dây kết nối hữu cơ đối với cư dân tiền trú trên phương diện văn hóa - tín ngưỡng. Từ đó, họ đã giương cao ngọn cờ Phật giáo để cố kết lòng người, mở mang bờ cõi, xây dựng cơ nghiệp, mưu cầu hạnh phúc cho bá tánh.

Theo Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Trưởng Ban điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, nói đến mối nhân duyên giữa Phật giáo với vương triều Nguyễn, tất nhiên không chỉ giới hạn trong khoảng thời gian kể từ khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 đến lúc vua Bảo Đại thoái vị năm 1945, mà trước hết, cần phải xét đến công đức hộ trì Phật giáo trong suốt hơn 200 năm của 9 đời chúa Nguyễn, kể từ năm 1558 đến 1774. Trong đó, có một số vị quốc vương không chỉ hộ trì Phật giáo mà còn phát tâm quy y Tam Bảo. Công đức ấy cho đến hôm nay vẫn còn lưu dấu trên các minh văn bia ký, mộc bản, điển tịch cổ, hoành phi đối liễn và nhiều loại hình di sản Phật giáo trân quý khác hiện vẫn còn được bảo lưu trong các ngôi chùa từ miền Trung đến tận vùng cực Nam của đất nước.

TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, với Huế, sự gắn kết giữa di sản thời Nguyễn và di sản Phật giáo như đến độ hòa quyện trong mối quan hệ hài hòa - Thái hòa của Nho giáo, Đạo giáo và cả tín ngưỡng thờ Mẫu. Thời Nguyễn và chiến lược nhân tâm, chính sách tôn giáo của triều Nguyễn là môi trường gắn kết và tạo nên nhiều di sản độc đáo, đặc trưng. Chính triết lý Phật giáo và tư tưởng Thái hòa đó đã làm nên vóc dáng Huế, tinh thần Huế, hiển hiện qua bao di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.

“Chúng tôi cho rằng, cần ưu tiên quan tâm khảo cứu di sản triều Nguyễn, Phật giáo và dấu ấn văn minh Pháp như là di sản đặc trưng đầy bản sắc, thế mạnh riêng có của Huế. Từ đó, cần chung tay xây dựng chiến lược nghiên cứu và bảo tồn, phát huy giá trị di sản độc đáo này”, TS. Trần Đình Hằng nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến khác cũng quan tâm đến vai trò Phật giáo trong quá trình xây dựng và phát triển của triều Nguyễn, cách nhìn của nhà Nguyễn về Phật giáo, kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà Nguyễn và Phật giáo hiện nay…

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Ảnh tư liệu “nói” chuyện di sản

“Ảnh tư liệu quý giá và có sức mạnh kinh khủng khi chúng ta hiểu và phân tích được những chi tiết nhỏ nhất từ nó. Một công trình nào đó, có thể đã được một đội nhóm tâm huyết nghiên cứu hàng mấy chục năm, nhưng một khi họ không có cơ sở rõ ràng thì chỉ cần một bức ảnh tư liệu được giải mã thì những kết quả nghiên cứu ấy có thể bị phản biện hoàn toàn chỉ trong vòng… một giờ đồng hồ”, Nguyễn Tấn Anh Phong nói.

Ảnh tư liệu “nói” chuyện di sản

TIN MỚI

Return to top