ClockChủ Nhật, 07/04/2019 14:49

Ấn tượng văn hóa Việt tại Hội chợ ASEAN Bazar ở Argentina

Ngày 6/4, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cơ quan đại diện ngoại giao tại Argentina là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia đã tổ chức hội chợ Bazar hàng năm.

Ẩm thực Đông Nam Á là một mỏ vàngASEAN, Nhật Bản sẽ ký kết hiệp định kinh tế sửa đổi vào tháng 3ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vựcVấn nạn ô nhiễm khi đô thị hóa lan rộng ở châu ÁASEAN sẽ là thị trường tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030

Các gian hàng Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Argentina

Hội chợ nhằm tăng cường giao lưu văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, con người của mỗi quốc gia thành viên, đồng thời nâng cao sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác với nước sở tại.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Indonesia Niniek Kun Naryatie Siswojo, Chủ tịch luân phiên của Ủy ban ASEAN tại Argentina, đã đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa nước chủ nhà Argentina và khối ASEAN, đặc biệt là sau khi hai bên đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) hồi tháng 8/2018, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác song phương.

Bà Naryatie Siswojo đã ca ngợi những nét văn hóa truyền thống và hết sức đa dạng của các nước trong khu vực, cho rằng đây là cơ hội để mỗi nước giới thiệu hình ảnh và nét văn hóa đặc trưng, đậm đà bản sắc dân tộc của mình.

Đại sứ cũng nêu bật tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN trong việc tổ chức một sự kiện thường niên hết sức ý nghĩa trong quá trình củng cố khối thống nhất và hội nhập ở khu vực.

Người dân sở tại đặc biệt ấn tượng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Ảnh: Phóng viên TTXVN tại Argentina

Trong khuôn khổ hội chợ, Đại sứ quán Việt Nam với các sản phẩm truyền thống như tranh sơn mài, khăn lụa, nón lá, áo dài và các món ăn đặc trưng như phở, nem đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với đông đảo du khách nước ngoài và sở tại.

Cùng với đó, Đại sứ quán Việt Nam cũng đã quảng bá những hình ảnh về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam giúp du khách Argentina có ý định du lịch Việt Nam hiểu rõ hơn về những điểm dự định sẽ tới thăm. 

Các nước ASEAN khác cũng giới thiệu các mặt hàng độc đáo, trang phục truyền thống, và các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc của mỗi nước. Ngoài ra, các nước cũng tham gia biểu diễn các tiết mục ca múa nhạc, võ thuật truyền thống đặc sắc, tạo được không khí lễ hội, vui vẻ đối với người dân sở tại.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Return to top