ClockThứ Ba, 27/04/2021 14:15

Cội nguồn

TTH - Lần này chị ra chơi mình mới có thời gian chở đi lòng vòng quanh Huế. Đến chỗ nào chị cũng hết lời khen ngợi, rồi livestream cho bạn bè xem. Tới chỗ đài phun nước trước UBND tỉnh chị dừng lại một lúc lâu rồi bảo Huế giờ khác quá: đẹp và sạch sẽ.

Ruốc kho của mạHuế nhỏ nhỏMùi Huế

Đường nào cũng có cây xanh. Thích nhất vẫn là những quán cà phê bên sông. Ngồi ở đó ngắm sông Hương rồi tận hưởng cảm giác mát lạnh từ hơi nước thổi vào, thật sảng khoái! Chị diễn tả với bạn ở quê nhà. Dù là dân buôn bán nhỏ lẻ nhưng chị luôn biết cách sắp xếp công việc để tận hưởng cuộc sống. Mỗi sáng sớm sau khi dậy từ 5 giờ đến lò mổ lấy thịt heo về làm sạch lại rồi phân miếng, làm chả, ướp thịt cốt lết... cho khách, chị chở hàng ra chợ bán. Quầy thịt lợn của chị không lớn, mỗi ngày chỉ bán từ nửa con loại to nhưng lúc nào cũng đông khách. Người ta chọn hàng thịt của chị đơn giản là bởi miếng thịt được chọn lựa kỹ, tươi ngon, giá cả phải chăng.

Chị bảo những đợt thịt tăng giá “phi mã”, có khi lấy giá gốc đã 110-130 ngàn đồng/kg nhưng vẫn cố giữ giá cho khách hàng. Quan trọng hơn, chị vẫn chọn lợn ngon nhất, loại nuôi đủ tháng và được cho ăn thức ăn nấu chứ không vì lợi nhuận mà mua lợn non hoặc lợn bệnh mà bán cho khách hàng. “Người ta ăn miếng thịt là biết ngay lợn như thế nào. Lợn nuôi đủ tháng, ăn thức ăn tự nhiên sẽ có thịt thơm ngọt, thớ thịt săn chắc. Ngược lại lợn nuôi thúc, chỉ ăn thức ăn công nghiệp thịt sẽ bở, không ngon”, chị nói. Đó cũng là lý do khiến hàng thịt của chị lúc nào cũng đông người mua và hết hàng sớm nhất. Điều đó đôi lúc cũng khiến những tiểu thương khác không hài lòng. Nhưng với chị làm ăn quan trọng là cái tâm. Buôn bán càng chú trọng điều đó. Người mua nhầm chứ người bán thì khó nhầm. Không thể vì chút lợi nhuận mà lừa khách hàng, bán hàng kém chất lượng. “Kiểu làm ăn vậy sẽ khó bền”, chị đúc kết sau mấy chục năm theo nghề.

Bây giờ tuổi đã lớn, chị nghĩ mình đã đủ thời gian và kinh nghiệm bán buôn, cũng không phải đua tranh với đời. Hàng ngày vẫn miệt mài kiếm tiền nhưng cũng sắp xếp thời gian cho bản thân. Con cái chị giờ đã yên bề gia thất. Chỉ còn đứa út đang đi bộ đội. Một vài tuần chị tranh thủ đi thăm con, còn lại thời gian sau buổi chợ chị tranh thủ tập thể dục và gặp bạn bè.

“Bây giờ thêm niềm vui nữa là ra Huế thăm bà con. Trước vì công việc vài năm, thậm chí chục năm chị mới ra Huế. Chừ thì đường sá thuận tiện, chạy xe máy vài tiếng là tới mà lười chạy xe thì đi tàu, đi ô tô, chớp mắt là tới Huế. Ra đây, thích nhất là không khí trong lành và đồ ăn ngon lại được nghe tiếng mẹ đẻ nên mọi thứ thân quen lắm. Có vẻ như khi người ta càng có tuổi càng muốn tìm về cội nguồn, tìm về những điều xưa cũ”, chị nói.

Tôi mỉm cười nghĩ, mình may mắn hơn vì không phải mất công làm điều đó. Bởi tất cả tuổi thơ, thanh xuân rực rỡ và cuộc sống tươi đẹp của mình gắn liền với Huế. Thế mới thấy, đôi khi những thứ bình thường nhất của người này lại là mơ ước khát khao của người kia. Như sáng nay, khi đăng ảnh tô cơm hến trên nhóm kín, những bạn học xa Huế lâu ngày ồ lên: “Ôi nhớ Huế quá chừng, thèm lắm một tô cơm hến”, kèm mấy cái icon buồn hiu. Còn mình tất nhiên là “hả hê” lắm vì được ăn ngon, giá rẻ, lại còn check-in miễn phí khắp Huế nữa...

Hồng Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Return to top