Thế giới

WHO kêu gọi các nước không “chính trị hóa” dịch Covid-19

ClockThứ Bảy, 31/10/2020 15:43
Tại cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva ngày 30/10 các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo một nhóm các chuyên gia đã tiến hành họp trực tuyến với các đối tác Trung Quốc để thảo luận về đại dịch.

Châu Âu hành động khẩn cấp khi đại dịch diễn biến nghiêm trọngWHO: Cứ khoảng 10 người thì có 1 người có thể đã nhiễm COVID-19WHO: Số ca tử vong do COVID-19 có thể chạm ngưỡng 2 triệu trường hợpWHO: Giải pháp toàn cầu đối với COVID-19 đang hiện hữuHàn Quốc: Đại dịch bùng phát là cơ hội tốt để bỏ thuốc láWHO hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài không quá 2 nămWHO: Châu Âu có thể chống lại COVID-19 mà không cần phong toả hoàn toànWHO: Vaccine sẽ không phải là “viên đạn bạc” của đại dịch COVID-19SARS-CoV-2 có thể lây lan trong không khí

Ông Mike Ryan. Ảnh: AFP

Giám đốc phụ trách các chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan và Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề khẩn cấp của tổ chức này Didier Houssin đã kêu gọi các chính phủ phối hợp làm việc và xây dựng niềm tin, khẳng định sẽ rất khó tìm hiểu về nguồn gốc virus trong bầu không khí căng thẳng chính trị. Hai quan chức này cũng đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng đại dịch làm “công cụ chính trị”.

Giám đốc phụ trách các chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan nhấn mạnh: “Một phần ưu tiên của chúng tôi là đưa một phái đoàn quốc tế tới Trung Quốc để làm quen với các đồng nghiệp ở Trung Quốc, để trao đổi thông tin về tất cả mọi thứ đã làm cho tới nay, để hiểu kết quả của các nghiên cứu và sau đó lên các kế hoạch nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng phái đoàn sẽ được triển khai trên thực địa, và một lần nữa xin nhắc mọi người rằng, cần một thời gian dài để đưa sứ mệnh này đi vào hiện thực. Tôi nhớ đợt dịch MERS và SARS hay các dịch bệnh khác đã phải mất vài tháng, thậm chí vài năm để thiết lập các yếu tố liên quan nguồn gốc động vật và có khi mất vài năm để cuộc điều tra toàn diện được tiến hành trên thực địa”.

Cũng tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Didier Houssin tuyên bố xét nghiệm để phát hiện dịch Covid-19 cần được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đi lại, du lịch quốc tế hơn là sử dụng biện pháp cách ly. Giám đốc phụ trách các chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan nhận định: việc đi lại hiện nay đã “khá an toàn” với nguy cơ mắc “khá thấp” nhờ các nỗ lực phòng dịch mà các hãng hàng không và sân bay thực hiện.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Y tế thế giới (WHO):
Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét

Nhóm đặc nhiệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về biến đổi khí hậu, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) và sốt rét vừa hợp tác với Diễn đàn Reaching the Last Mile (RLM) công bố một đánh giá trên hơn 42.690 nghiên cứu cho thấy, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tác động thực tế và tiềm ẩn của những thay đổi của các hình thái khí hậu đối với bệnh sốt rét và NTD.

Cần khẩn trương nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với NTD và sốt rét
WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
Return to top