ClockThứ Ba, 02/10/2018 19:40

Diễn đàn Nước châu Á năm 2018: Đổi mới và công nghệ để giải quyết thách thức về nước

TTH - Ngày 2/10, hơn 800 đại biểu gồm các quan chức Chính phủ, chuyên gia về nước và phát triển, cùng các đại diện từ khu vực tư nhân, học viện, xã hội dân sự và truyền thông, nhóm họp tại trụ sở Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở thủ đô Manila, Philippines để khai mạc Diễn đàn Nước châu Á năm 2018.

Thúc đẩy hỗ trợ tinh thần kinh doanh của các nữ doanh nhân châu Á - Thái Bình DươngBơi ra biển lớnADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu ÁNhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là các quốc gia an toàn nhất để sinh conChâu Á: Kiềm chế sự phát triển không đồng đều để đối phó với thiên tai

Diễn đàn Nước châu Á năm 2018 được tổ chức từ ngày 2-5/10, thu hút hơn 800 đại biểu tham dự. Ảnh: Twitter)

Diễn đàn tập trung vào "Thông tin, Đổi mới và Công nghệ", giúp mở ra một nền tảng để chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm, đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chủ tịch ADB, ông Takehiko Nakao cho hay: "Khoảng 300 triệu người ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không được cải thiện khả năng tiếp cận nước, và 1,7 tỷ người thiếu được tiếp cận vệ sinh cơ bản. Đổi mới và những công nghệ mới cung cấp phương tiện để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB thúc đẩy việc quản lý nguồn nước”.

Đáng chú ý, nhu cầu về nước trong khu vực dự kiến sẽ tăng hơn 1/2 đến năm 2050, khiến 3,4 tỷ người phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh nguồn nước. Trong 20 năm qua, châu Á phải hứng chịu 1/2 tổn thất kinh tế toàn cầu do các thảm họa liên quan đến nước gây ra.

Bên cạnh đó, Chiến lược 2030 được ADB phê duyệt trong thời gian gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, khả năng phục hồi từ thảm họa, mối quan hệ giữa nước-thực phẩm-năng lượng, phát triển nông thôn và an ninh lương thực,...

Kể từ khi thành lập vào năm 1966, ADB đã chi tổng cộng 45,88 tỷ USD vào các dự án nước. Những hoạt động trong ngành nước đang diễn ra của ADB lên đến gần 14 tỷ USD và đang tiếp tục tăng, với khoản đầu tư trị giá 14 tỷ USD được lên kế hoạch từ nay đến năm 2020.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ ADB & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Bám thực tiễn, giải quyết những vấn đề cấp bách

Việc thông qua các nghị quyết được thực hiện chặt chẽ, đúng luật định, sát với thực tiễn, có tính khả thi cao từ các kỳ họp chuyên đề đã tác động sâu rộng đến công tác chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.

Bám thực tiễn, giải quyết những vấn đề cấp bách
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

TIN MỚI

Return to top