Quảng Điền triển khai đăng ký thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Quảng Điền triển khai đăng ký thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình

Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình bao gồm 4 tiêu chí ứng xử chung của các thành viên trong gia đình: Đó là tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ và 4 tiêu chí ứng xử cụ thể dành cho các mối quan hệ trong gia đình...
Xe đạp cũ

(TTH) - Khi tôi chả còn nhớ gì thì chiếc xe đạp được người mượn đem đến trả. Cô bé nghe đâu đã có bằng cao đẳng y, và cũng đã kiếm được một người thương, là bác sĩ ở bệnh viện. Câu chuyện với cô có vẻ hơi nhuốm màu cổ tích. Thì là con nhà nghèo, được một chỗ ở miễn phí kèm một chiếc xe đạp miễn phí. Cô bé nhỏ xíu, trông hơi kém về mặt thể lực và nhan sắc nhưng được cái chịu khó, khéo tay và chân tình. Cô gặp người thương khi hơ hải vào chăm mẹ nằm viện sau mỗi buổi học về. Không có mặt ở đó, nhưng tôi chắc người “đối diện” cô đã bị chinh phục bằng những thương yêu mà cô dành cho mẹ, cho cả những người xung quanh, với tất cả những gì mà cô có thể có…

Xe đạp cũ
Huế cần tiên phong

(TTH) - “Tội ba hí”- Đó là câu cảm thán của thằng nhóc nhà tôi cách đây mấy hôm khi trên đường đến trường được tôi chở qua đoạn Sư Liễu Quán ngang trước mặt chùa Từ Đàm. Lúc ấy, vừa có một cái đám tang nào đó mới đi qua đây, và “vàng bạc” được vung vãi cực lực đến mức xếp thành lớp cả một quãng dài. 

Huế cần tiên phong
Mang Trung thu yêu thương đến trẻ em nghèo

(TTH) - Để có thể mang đến cho trẻ em nghèo một mùa Trung thu tràn đầy tình yêu thương, rất nhiều sinh viên của Đại học Huế đang tích cực tổ chức các hoạt động vô cùng ý nghĩa.

Mang Trung thu yêu thương đến trẻ em nghèo
Trung thu là của tuổi thơ

(TTH) - Có nhiều giai thoại và tích cũ, nhưng với người Việt, Trung thu gần gũi và gắn liền với truyền thuyết “chú Cuội ngồi gốc cây đa”. Chuyện rằng, xưa có gã tiều phu tên Cuội có cây thuốc quý, lá cây có phép “cải tử hoàn sinh”. Là người tốt bụng, chú Cuội đã dùng cây thuốc quý kia cứu giúp bao người chết đi được sống lại. Vợ chú Cuội, cũng là người được chú cứu sống bằng lá cây thuốc quý, bị kẻ xấu làm hại nên mắc bệnh lú lẫn. Ðã bao lần, chồng dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!”. Vợ Cuội vừa nghe dặn xong đã vội quên ngay. Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ, chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời. Vừa lúc đó, Cuội về đến nhà. Chú hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng. Từ đấy, Cuội ở luôn trên trời với cả cây thuốc quý.

Trung thu là của tuổi thơ
Bánh canh của mẹ...

(TTH) - Quê tôi ở làng Thế Chí Tây (Điền Hòa - Phong Điền). Cái vùng Ngũ Điền này hồi ấy được liệt vào vùng đói nhất Thừa Thiên Huế.

Bánh canh của mẹ
“Tinh thần xấu hổ”

(TTH) - Hãy xem việc hiểu và biết xấu hổ khi không tự giác chấp hành pháp luật giao thông như là một trong những “nấc thang” đầu tiên của tri thức, của văn minh, của lòng yêu nước.

“Tinh thần xấu hổ”
Chờ đợi khác

(TTH) - Đầu con đường ở một nút giao giữa Hà Nội ồn ào và tấp nập ngược xuôi, nơi chỉ cách khoảng vài chục bước chân là mấy tòa nhà Vincom không lúc nào ngót khách, dù hàng hóa không hề bình dân một chút nào là một nhóm đàn ông đứng ngồi các kiểu. Họ quãng từ trên dưới 30 đến tầm 40-50 tuổi. Trên tay ai cũng cầm một chiếc cưa. Tất cả đều trông ra đường. Đám đông này tạo ra một sự khác biệt, chí ít là với chúng tôi, những người đến từ Huế, trong một chuyến công tác và tranh thủ ngày cuối tuần dạo phố, ngắm thu Hà Nội.

Chờ đợi khác
Quá cũ

(TTH) - Nói về sân chơi âm nhạc cho giới trẻ, ở Huế có một cuộc thi thâm niên nhất là giải Đơn ca hè thành phố Huế, hình thành từ những năm 80 và vẫn giữ được lửa cho đến nay. Có năm, cuộc thi thu hút đến gần 300 thí sinh ở vòng loại. Năm nay, cuộc thi kéo dài trong 2 tháng hè, với 150 thí sinh tham gia, từ khu vực thành phố cho đến vùng xa như Nam Đông, A Lưới…

Quá cũ
Cộng hưởng

(TTH) - Cột mốc vĩnh cửu - đó là ý tưởng của ông Dương Đình Vinh khi ông khởi tâm hiến tặng một ngôi nhà rường Huế thật đẹp cho tỉnh Kiên Giang để đưa ra đảo Phú Quốc làm đền thờ các bậc tiền nhân cùng hơn 500 thường dân Việt Nam vô tội đã bị Khơ me đỏ sát hại năm 1975. Ngôi đền - cột mốc ấy sẽ là vĩnh hằng bởi đáp ứng được tâm nguyện của Nhân dân, không một ai và không bao giờ có thể phá được.

Cộng hưởng
Cứ gì Hà Nội

(TTH) - Hà Nội những ngày thu thật đẹp. Trời không nắng, gió cũng chưa đủ độ heo may nhưng vẫn có thể cảm nhận được rất rõ sự chuyển mùa ở đất kinh kỳ. Thích nhất là các khóm hoa di động trên xe đạp ở khắp các ngả đường. Không qua các con đường hoa sữa, nhưng thu thì đích thị về nơi những hàng cốm xanh và thơm được những người phụ nữ tảo tần đi khắp ngõ phố. Chỉ thế thôi cũng đủ để làm dịu lòng người.

Cứ gì Hà Nội
Tình ca của núi

(TTH) - 82 mùa rẫy đi qua nhưng giọng ca của ông vẫn còn khỏe khoắn, trầm ấm. Ông bảo: “Từ nhỏ tui được sống với dân ca, dân nhạc; sống với men rượu của núi rừng nên chất giọng vẫn không mất đi”.

Tình ca của núi
Vì đâu nên nỗi

(TTH) - Không vơ đũa cả nắm nhưng thành ngữ “mẹ chồng nàng dâu” khiến người ta nghĩ đến những bất hòa xung khắc; thường thì mối quan hệ này hay hoặc dở phần nhiều phụ thuộc vào người mẹ. Vậy, mẹ chồng nàng dâu, vì đâu nên nỗi? Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất hòa chính là lòng ích kỷ; chuyện về người mẹ ở cạnh nhà tôi là một ví dụ.

Vì đâu nên nỗi
Mắt ấm

(TTH) - Réhahn Croquevielle – nhiếp ảnh gia Pháp, người đã thực hiện rất nhiều triển lãm ảnh ở Việt Nam sau những hành trình rong ruổi trên khắp dải đất hình chữ S đã đặt tên cho một trong những bộ sưu tập của ông là “Những nụ cười ẩn giấu”. Tôi thích cách mà ông gọi. Thích những khuôn mặt được đặc tả bằng ống kính ở nhiều lứa tuổi, đa phần là người già, người có tuổi. Khi dừng lại trong những khuôn hình đó, người ta đọc được thời gian, thân phận, nỗi vất vả, sự nhẫn nại…nhưng tất cả đã được hóa giải đi, và nhẹ tênh bằng những nụ cười đằng sau đôi bàn tay dãi dầu. Tôi cũng đã tự hỏi, đó có phải là phong thái đã được hình thành từ thói quen, khi trông thấy những nụ cười dễ thương và trong trẻo trên những gương mặt trẻ thơ ở những bức hình khác của Réhahn Croquevielle?

Mắt ấm
Mùi của mẹ

(TTH) - Cuối ngày. Chị vừa sà xe vào đến hiên, cậu con trai 8 tuổi đã ùa ra đón mẹ. Đợi mẹ dựng được chân chống xe, cậu ta nũng nịu ôm ngang bụng mẹ. Phản xạ tự nhiên, chị đẩy mạnh con ra: “Mẹ đi cả ngày, người đầy mô hôi, hôi lắm!”. Thằng bé cười hì hì, lại nhào vô, rịt vòng tay chặt hơn. Rồi mẹ đi một bước, nó sít bước chân theo một bước, bảo: “Con có thấy hôi chi mô nà. Mà hôi mấy con cũng chịu được, đó là mùi của mẹ mà”. Cứ thế, nó chỉ chịu buông ra khi mẹ đã đến cửa phòng.

Mùi của mẹ
Tiện tay là vứt

(TTH) - Hình ảnh khó coi ở nhiều nơi trong thành phố là rác. Nó có quá nhiều trên đường phố, nơi công viên, tại các nhà hàng, rạp hát và những nơi công cộng. Rác xả cũng đủ loại, đôi khi chỉ là cái vỏ kẹo cao su hay một tàn thuốc lá, nhưng trong nhiều trường hợp lại lù lù thành đống, đó là trường hợp rác thải xây dựng hay từ sản xuất kinh doanh.

Tiện tay là vứt
Return to top