Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
11/02/2024 07:31
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.
A Lưới đầu tư phát triển du lịch
03/02/2024 07:51
A Lưới đặt mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, gắn với giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tập trung nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh loại hình du lịch văn hóa truyền thống dân tộc gắn chính sách phát triển du lịch vùng biên giới.
Giữ nghề cha ông
16/01/2024 07:08
Ngoài tạo ra những đồ vật thông dụng trong sinh hoạt và lao động sản xuất hàng ngày, anh Hoàng Thanh Xuân (thôn Đút 1, xã Hồng Kim, huyện A Lưới) còn kế thừa nét thẩm mỹ, văn hóa độc đáo của dân tộc nhờ trân trọng kỹ thuật đan lát của cha ông.
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đối mặt nhiều thách thức
13/01/2024 14:10
Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh những năm qua dù không ngừng được đẩy mạnh, nhưng vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức. Mối lo khi nhiều làng nghề truyền thống, những nét đẹp trong đời sống văn hóa cũng như sự tiếp nối trong thế hệ kế cận đang bị đứt đoạn và đặt ra bài toán cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo tồn.
Việt Nam bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa
09/01/2024 09:49
Việt Nam là dân tộc có bề dày lịch sử đáng khâm phục và truyền thống văn hóa với nhiều nét đặc trưng. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần bảo tồn những giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa của dân tộc.
Khám phá những hoạt động trong ngày Tết cổ truyền của người Việt
03/01/2024 16:15
Tết không chỉ là lễ hội trọng đại để sum vầy bên gia đình, mà còn là thời khắc tôn vinh những giá trị cổ truyền, những nét văn hóa đậm chất dân tộc. Với những hoạt động truyền thống được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác làm nên vẻ đẹp đặc biệt của ngày lễ trọng đại này. Hãy cùng Hiwine.vn khám phá những nét đẹp văn hóa tinh thần và những hoạt động đầy ý nghĩa của người Việt trong bài viết sau.
Làm rõ quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Pháp - Việt trong phong trào Duy Tân
19/12/2023 15:20
Nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như kinh tế, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học... trong Phong trào Duy Tân đã được các chuyên gia bàn luận, trao đổi tại hội thảo quốc tế “Quá trình Duy Tân tại Huế và Trung bộ trong thời kỳ Pháp thuộc” diễn ra tại TP. Huế ngày 19/12.
Nhiều lễ hội được phục hồi góp phần phát huy giá trị văn hóa
15/12/2023 20:22
Thời gian qua, nhiều lễ hội ở Thừa Thiên Huế được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc của các dân tộc. Đó là nhận định được ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đưa ra tại hội thảo khoa học “Lễ hội ở Thừa Thiên Huế: nhận diện giá trị và hướng bảo vệ” diễn ra chiều 15/12 tại TP. Huế.
Văn hóa làng là “cái lõi” căn bản của văn hóa dân tộc
30/11/2023 17:06
Chiều 30/11, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức buổi làm việc để nghe báo cáo tình hình lịch sử làng thông qua việc xây dựng địa chí làng.
Sắc màu Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam’ năm 2023"
24/11/2023 07:18
Tối 23/11, Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam”, Ngày hội trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II năm 2023 đã diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo và phối hợp thực hiện.
Con rồng trên Cửu đỉnh Huế
Rồng có tên chữ là long, một linh vật được huyền thoại mang đầy tính siêu nhiên, đứng đầu trong bốn con vật thiêng: “long, lân, quy, phụng”, xuất hiện hàng ngàn năm trước Công nguyên, dần được nâng lên thành con vật biểu tượng trong văn hóa phương Đông. Rồng được xem là chúa tể cai quản vùng sông nước, thường được gọi là Long Vương. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ rồng trong tiếng Việt và chữ long trong từ Hán đều bắt nguồn từ krong, krông, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ, có nghĩa là sông nước. Rồng được xem là con vật kết hợp giữa cá sấu và rắn, sinh ra và ẩn mình dưới nước rồi bay vút lên trời cao mà không cần có cánh, vừa bay miệng vừa phun nước, phun lửa. Một số nhà khảo cổ học khẳng định rằng, rồng là con vật đặc thù chung cho cả các dân tộc Việt. Cụ thể hơn, đối với người Việt Nam, truyền thuyết đầy sức sống nhân văn về Con Rồng - Cháu Tiên đã có từ thuở họ Hồng Bàng lập quốc cách nay mấy ngàn năm trước.