Quẩn quanh chuyện ăn

Quẩn quanh chuyện ăn

(TTH) - Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      
Y đức

(TTH) - Thời gian gần đây nhiều sự cố trong ngành y làm xôn xao dư luận xã hội. Tiêm vaccine gây tử vong, nhân bản mẫu xét nghiệm là những việc làm tắc trách ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín trong ngành y tế, gây mất niềm tin lớn trong nhân dân. Y đức, một phẩm chất cao đẹp của người thầy thuốc phần nào bị lu mờ trong suy nghĩ của cộng đồng xã hội. Điều này cho thấy trước bối cảnh xã hội hóa ngành y, những tác động tiêu cực đã len vào đạo đức, lương tâm của người thầy thuốc. Người dân kêu ca nhiều về thái độ ứng xử của một bộ phận nhân viên y tế tại các bệnh viện. Biểu hiện của nó là tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm, vô cảm trước những nỗi đau bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Thực tế ấy đã làm tổn thương đến danh dự, uy tín của những người đã gắn bó cả cuộc đời mình với sự nghiệp y cao quý.

Y đức
Cánh đồng mùa lụt

(TTH) - Đã là nửa đầu tháng 9 âm lịch, chưa đầy tháng nữa là đến “tháng mười chưa cười đã tối” và cũng tròm trèm hơn 2 tháng rồi cái thời điểm “tháng bảy nước nhảy lên bờ”. Không như nhiều vùng đất khác, xứ Huế và miền Trung mỗi năm hai mùa rõ rệt, mùa nắng cùng mùa mưa và gắn theo đó là mùa lúa vụ ba và vụ tám. Gặt xong vụ tám là lúc “nước nhảy lên bờ’, bắt đầu cho cả một thời kỳ nông nhàn kéo dài mấy tháng trời.

Cánh đồng mùa lụt
Kinh doanh trong bão lụt

(TTH) - Hằng năm bão lụt mang lại bao điều hệ hụy. Ngoài tai nạn rủi ro, trước đây là nỗi lo thường trực về sự khan hiếm và thiếu hụt các nhu yếu phẩm cần thiết trong sinh hoạt. Ngày nay nhu cầu các mặt của con người không ngừng nâng cao, bão lụt còn mang tới bao nỗi lo toan cho các hoạt động viễn thông, điện lực, du lịch… Nó có thể không gây nên tình trạng thiếu đói chết người nhưng cũng khiến cho sinh hoạt bị đảo lộn dẫn đến bao hậu quả khó lường.

Kinh doanh trong bão lụt
Thương hiệu hàng hóa

(TTH) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” diễn ra hơn 4 năm qua với mục đích phát huy lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tôn trọng dân tộc, xây dựng nếp văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.

Thương hiệu hàng hóa
Dự án treo, quy hoạch chờ

(TTH) - Thời gian gần đây, cụm từ dự án treo, quy hoạch chờ xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụm từ ấy phản ảnh trong quá trình quy hoạch nhiều tỉnh, thành đã thu hồi nhiều khu đất sản xuất để thành lập các khu công nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở, kêu gọi đầu tư.

Dự án treo, quy hoạch chờ
Tôn vinh doanh nhân

(TTH) - Xưa ở nước ta có câu “Sĩ nông công thương”. Thương là thương gia, là doanh nhân chỉ đứng sau chót, không được xã hội coi trọng. Vậy nên mới có chuyện các thương gia thành công, có nhiều tiền của đều cố đầu tư cho con học đi thi để được gia nhập vào tầng lớp “sĩ” (quan lại, sĩ phu...), hoặc đem tiền trở về quê mua thật nhiều ruộng đất, bắt đầu một quá trình tự “nông dân hóa” để gia nhập trở lại vào tầng lớp “nông”. Một thời, cũng mới đây thôi, doanh nhân không được công nhận trong xã hội.

Tôn vinh doanh nhân
Vân Thê có phủ Ông Tướng

(TTH) - Chuyện xưa lưu truyền, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1619-1667) có người con trai thứ tư là Nguyễn Phúc Thuần.

Vân Thê có phủ Ông Tướng
Cần “nhiều trong một”

(TTH) - Cuối cùng thì cũng đã có một hội thi thiết kế sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm được tổ chức ở Thừa Thiên Huế trong năm 2013. Một cơ cấu giải thưởng khá hấp dẫn với giải nhất lên tới 30 triệu đồng. Yêu cầu được đặt ra là các mẫu thiết kế và sản phẩm dự thi phải thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, dễ ứng dụng công nghệ - thiết bị tiên tiến vào sản xuất, giá thành hợp lý, sản phẩm mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, thể hiện nét đặc trưng của văn hóa Huế… Nghĩ cho cùng, mục đích hội thi là nhằm giải quyết một trong những yếu kém của ngành du lịch vùng đất Thần kinh đang thiếu những quà tặng, quà lưu niệm xứng tầm với vị thế và thực sự mang lại lợi nhuận.

Cần “nhiều trong một”
Mùa mưa lên “rậy”

(TTH) - Tầm này, khi đã trải qua những đợt mưa dài ngày theo kiểu “mưa dầm thấm đất” và ngoài kia đồng lúa gặt xong chìm ngập, nhấp nhô trong nước chờ lụt về, chờ mãi cho đến tận tháng mười một, tháng chạp mới vào vụ mới thì cũng là lúc người dân các thôn làng ven lộ, ven đô Huế vác cuốc đi "rậy". Rậy cũng có nghĩa là rẫy, một cách phát âm nặng và thanh ngã thường đọc thành thanh nặng của người dân miền Trung quê mình. Dáng đất nằm nghiêng của vùng gò đồi, chuyển tiếp từ rừng núi qua đồng bằng đã tạo cho các làng quê Dạ Lê Thượng hay Thanh Thủy Thượng (Hương Thủy) dưới này cái thế lạ mà đẹp, đa dạng mà hữu dụng của “trước đồng sau rậy” để cho người dân quanh năm đều có công ăn việc làm, thoát khỏi cảnh nghèo đói và cái sự “nhàn cư vi bất thiện” của những ngày mưa dầm rét mướt.

Mùa mưa lên “rậy”
Công bằng xã hội

(TTH) - “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Đó là lời dạy của Bác Hồ trong lúc nhân dân ta đang còn rất gian khổ khi tiến hành sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Công bằng là một trong năm mục tiêu cao cả của cách mạng nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Công bằng xã hội
Tiếp sức cho sáng tạo và làm giàu

(TTH) - Sản phẩm công nghiệp nông thôn được hiểu là làm ra ở nông thôn và hướng tới mục tiêu phục vụ cho nhu cầu đa dạng, nhiều mặt của nhà nông và cuộc sống nơi lũy tre làng. Khu vực nông thôn đang là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn nhất nước, nơi đang gánh chịu nhiều những thiệt thòi, nhưng cũng là nơi tạo nên bao bất ngờ bởi những lao động sáng tạo của những con người được gọi bằng những tên gần gụi như Hai Lúa (ông Hai trồng lúa) hay Ba Cà (ông Ba trồng cà phê), ít học nhưng thông minh và say việc, nhiều sáng kiến.

Tiếp sức cho sáng tạo và làm giàu
Đánh mất câu ca xưa

(TTH) - Khó quên và đầy những băn khoăn trong tâm tưởng bao người là câu ca một thời về dòng sông An Cựu mà đã mấy chục năm nay hằng ngày tôi vẫn qua lại. Nó thân thương, gần gũi tới mức ai cũng thuộc, cũng nhớ và lời rằng: “Sông An Cựu nắng đục, mưa trong”.

Đánh mất câu ca xưa
Lên án biểu hiện hành dân

(TTH) - Suốt cả cuộc đời tận tâm với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của đế quốc xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu với nỗi khổ của người dân. Trong suy nghĩ và hành động của Người luôn phản ảnh chân thật tâm tư, nguyện vọng của nhân dân – một tư tưởng lớn mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả. Trọng dân, gần dân, hết lòng phục vụ nhân dân là tấm gương đạo đức cách mạng của Bác mà chúng ta không được phép xao nhãng, phải thường xuyên ghi nhớ để rèn luyện phong cách, thái độ trong công tác của mình. Người gần gũi với các cụ già, trẻ nhỏ, với bộ đội, công nhân, nông dân và các tầng lớp trí thức… tạo mọi điều kiện cho họ có cơ hội sống tốt, lao động, học tập tốt để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hồ Chí Minh luôn yêu cầu mỗi cán bộ phải nâng cao đạo đức cách mạng, mở rộng dân chủ, để cho người dân được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của họ.

Lên án biểu hiện hành dân
Khi gió mùa đang chuyển

(TTH) - Lời kết cho một bài viết về mùa thu xứ Huế, Tiến sĩ Thái Kim Lan, một người con xa Huế đang thành danh nơi quê người, như đã không kìm nén được cảm xúc khi hạ bút: “Ai muốn biết vô thường của cuộc đời là chi, hãy đến Huế khi gió mùa đang chuyển”. Ở đô thành, nhà cạnh nhà và phố xá xênh xang, cái cảm giác thu về có vẻ như xa lạ, vậy nhưng ở những vùng quê ven Huế thì lại khác. Nửa đêm thức giấc bởi cánh cửa không gài “đánh rầm” và sau đó là sự thao thức lặng im, lắng nghe tiếng gió kêu xào xạc. Rồi những trận mưa đêm kéo dài có khi qua hết cả buổi sáng khiến cho mọi sinh hoạt như bị chậm lại. Có lẽ, Thái Kim Lan đã viết những dòng kia khi ở phương xa nhớ về những đêm Huế có “gió mùa đang chuyển”.

Khi gió mùa đang chuyển
Đô thị và nếp sống thị dân

(TTH) - Hằng ngày, đi qua các con phố, đây đó những hình ảnh lộn xộn, khi mà lòng lề đường trở thành nơi chứa rác rưởi. Trên tường của những thành quách, trụ điện, hiên nhà nhan nhản những kiểu quảng cáo, rao vặt tự do vô tội vạ. Nào là tuyển dụng, dạy kèm, bán đất, bán nhà, cho thuê phòng trọ... Hình ảnh ấy đập vào mắt người đi đường như một cái gai xem chừng quá nhức nhối. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại mặc cho chính quyền địa phương, cơ sở đã có nhiều nỗ lực ra quân dọn dẹp tình trạng rao vặt tùy tiện làm mất vẻ mỹ quan của thành phố mệnh danh là thành phố văn hóa, du lịch.

Đô thị và nếp sống thị dân
Return to top